Tổng quan về khoáng sản đất hiếm Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 28 - 31)

1.2. Tổng quan về khoáng sản đất hiếm

1.2.2.Tổng quan về khoáng sản đất hiếm Việt Nam

Đất hiếm phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Tại miền Trung, đất hiếm chỉ phân bố dọc theo ven biển và chủ yếu nằm trong sa khống ilmenit nên trữ lƣợng khơng lớn, hàm lƣợng đất hiếm thấp. Trƣớc đây, tại Việt Nam cũng có khai thác đất hiếm, nhƣng cơng nghệ còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thủ công và dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn, công suất thấp, không tách đƣợc hết thành phần nguyên tố đất hiếm. Hiện nay, Việt Nam cũng đang nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, chế

tạo hợp kim gang, thép, thủy tinh, bột màu... nhƣng vẫn chỉ dừng lại ở quy mơ phịng thí nghiệm hoặc quy mơ nhỏ [1, 35].

Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dị đã phát hiện và ghi nhận nhiều mỏ, điểm mỏ quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam nhƣ hình 3.

Hình 3: Sơ đồ phân bố các mỏ đất hiếm ở Việt Nam

Các kiểu mỏ đất hiếm: tùy theo mục đích nghiên cứu, các mỏ, điểm mỏ đất hiếm

trên lãnh thổ Việt Nam có thể chia thành các loại khác nhau [24]. - Theo nguồn gốc có thể chia thành 3 kiểu:

 Mỏ nhiệt dịch: phân bố ở Tây Bắc, gồm các mỏ lớn, có giá trị nhƣ: Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao, Mƣờng Hum, Yên Phú và hàng loạt các biểu hiện khống hóa đất hiếm khác trong vùng. Thân quặng có dạng mạch, thấu kính, ổ, đới xuyên cắt vào các đá có thành phần khác nhau: đá vơi, đá phun trào bazơ, đá syenit, đá phiến. Hàm lƣợng tổng oxyt đất hiếm trong các mỏ từ 1% đến trên 36%.

 Kiểu mỏ hấp thụ ion: kiểu mỏ này mới đƣợc phát hiện tại khu vực huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Quặng đất hiếm nằm ở vỏ phong hóa của đá granit kiềm, hàm lƣợng tổng đất hiếm khoảng 0,0443 ÷ 0,3233%, trung bình khoảng 0,1%. Các kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy loại quặng này tuy hàm lƣợng đất hiếm không cao, nhƣng điều kiện khai thác thuận lợi, công nghệ tách tuyển quặng đơn giản. Do đó, cần đƣợc quan tâm điều tra, thăm dị để khai thác khi có nhu cầu.

 Mỏ sa khoáng: gồm hai kiểu sa khoáng chứa đất hiếm là lục địa và ven biển. Sa khoáng lục địa: phân bố ở vùng Bắc Bù Khạng (Pom Lâu, Châu Bình và Bản Gió). Tại các mỏ, điểm quặng này đất hiếm dƣới dạng khoáng vật Monazit, Xenotim đi cùng Elimenit, Zircon.

Sa khoáng ven biển: ven bờ biển Việt Nam có nhiều mỏ và điểm quặng sa khống ilmenit có chứa các khống vật đất hiếm nhƣ mỏ: Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Cẩm Hòa, Cẩm Nhƣợng (Hà Tĩnh), Kẻ Sung (Thừa Thiên Huế), Cát Khánh (Bình Định), Hàm Tân (Bình Thuận)…

- Theo thành phần nguyên tố có thể chia làm 2 loại:

 Đất hiếm nhóm nhẹ: gồm các mỏ Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Đông Pao và quặng sa khống. Trong đó, khống vật đất hiếm chủ yếu là Bastnesit (Nậm Xe, Đông Pao, Mƣờng Hum) và Monazit (Bắc Bù Khạng, sa khoáng ven biển).

 Đất hiếm nhóm nặng: điển hình là mỏ n Phú với tỷ lệ hàm lƣợng oxyt đất hiếm nhóm nặng trên tổng oxyt đất hiếm trung bình khoảng 30%. Ngồi mỏ Yên Phú, mỏ đất hiếm Mƣờng Hum có tỷ lệ này tƣơng đối cao, trung bình khoảng 22% [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 28 - 31)