Tỉ lệ phát sinh CTNH và CTR khác ngoài các KCN tại các Quận/huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48)

Bảng 14. Số bệnh viện và CTNH phát sinh tại các Quận/huyện

STT Quận/Huyện Số bệnh viện CTNH (kg/năm) CTR khác (kg/năm)

1 Hoàn Kiếm 7 95.721.951 31.435.300 2 Đống Đa 11 241.355 7.928.540 3 Tây Hồ 2 1.306 3.500 4 Ba Đình 6 188.586 961.448 5 Hai Bà Trưng 17 328.211 6.667.638 6 Hoàng Mai 1 22.800 60.000 7 Thanh Xuân 1 17.922 121.440 8 Cầu Giấy 7 90.430 271.640 9 Hà Đông 6 5.652 71.808 10 Long Biên 1 7.735 45.732 11 Đông Anh 1 17.888 25.000 12 Thanh Trì 3 56.436 297.792 13 Mỹ Đức 1 13.486 76.500 14 Phú Xuyên 1 6.360 24.000 15 Thường Tín 2 6.219 474.300 16 Quốc Oai 1 4.836 1.080 17 Sơn Tây 1 29.880 72.360 Nguồn: [4]

Hình 4. CTNH bệnh viện phân bố tại các Quận/huyện

Bảng 15. Nguồn chính phát sinh CTNH bệnh viện

STT Quận/Huyện Số bệnh viện CTNH (kg/năm) CTR khác (kg/năm)

1 Hoàn Kiếm 7 95.721.951 31.435.300 2 Đống Đa 11 241.355 7.928.540 4 Ba Đình 6 188.586 961.448 5 Hai Bà Trưng 17 328.211 6.667.638 8 Cầu Giấy 7 90.430 271.640 9 Hà Đông 6 5.652 71.808 Nguồn: [4]

Qua số liệu tại bảng trên cho thấy, tại các quận tập trung nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có lượng CTNH phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các quận, huyện có bênh viện trên địa bàn Thành phố. Trong đó, quận Hồn Kiếm có 07 bệnh viện nhưng lượng chất thải y tế nguy hại lại phát sinh lớn nhất khoảng 95.721.951 kg/năm. Quận Hà Đơng có lượng CTNH y tế phát sinh thấp nhất với khoảng 5.652 kg/năm.

3.2. Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội

3.2.1. Mơ hình quản lý chất thải nguy hại

Theo quyết định 341/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội quy định như sau:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường.

Theo Quyết định 36/2010/QĐ-UNBD ngày 16/8/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Quy định chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở TNMT thành phố Hà Nội quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở TNMT thành phố Hà Nội về môi trường tại khoản c, điều 9 như sau:

- Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;

Theo Quyết định số 123/QĐ-TNMT ngày 20/8/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc ban hành quy chế làm việc của Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội quy định nhiệm vụ của phịng kiểm sốt ơ nhiễm trong Chi cục BVMT thành phố Hà Nội như sau:

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Giúp chi cục trưởng thẩm định trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải

- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 3.2.2.1. Các kết quả đã đạt được 3.2.2.1. Các kết quả đã đạt được

Trong thời gian qua, công tác quản lý CTNH trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Công tác truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức về CTNH

Sau khi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại có hiệu lực thi hành, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện và một số cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có hướng dẫn, tập huấn về công tác quản lý CTNH. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Cục quản lý chất thải & cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường tổ chức 2 lớp tập huấn thử nghiệm áp dụng tin học vào công tác quản lý CTNH cho một số cán bộ Chi cục bảo vệ môi trường, một số cơ sở công nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại

Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp nguy hại đạt khoảng 60 – 70 % tổng lượng CTNH phát sinh và được xử lý chủ yếu tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác, còn lại được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh. [15]

Tương tự như CTNH công nghiệp, lượng CTNH y tế cũng được các đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường vận chuyển trực tiếp đến các cơ sở xử lý đã được cấp phép hành nghề theo quy định. Tại đây, chất thải được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế, phần lớn lượng chất thải này được xử lý bằng phương pháp đốt (lị đốt chất thải cơng nghiệp và y tế của Công ty TNHH NN MTV Môi trường đơ thị - URENCO).

Hình 5. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Ngoài ra, một số bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội đã được đầu tư lị đốt chất thải y tế quy mơ nhỏ để xử lý rác thải y tế ngay tại chỗ, phần tro xỉ sẽ được vận chuyển đi chôn lấp như Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện 103, Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì... cịn lại là hợp đồng với Công ty URENCO và một số đơn vị khác để vận chuyển xử lý chất thải y tế..

Hiện nay, lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thu gom và xử lý xấp xỉ 100%. [15]

Cơng tác quản lý, kiểm sốt phát sinh CTNH đã có kết quả bước đầu

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thống kê lượng CTNH phát sinh, xử lý hàng năm, số cơ sở được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, số cơ sở được cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH và số cơ sở được cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn thành phố. Các số liệu thống kê sẽ làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý CTNH. Tuy nhiên, tỷ lệ CTNH được thống kê, kiểm sốt cịn thấp so với lượng CTNH thực tế phát sinh, chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại cịn ít, chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 50% số cơ sở đã được cấp sổ chủ nguồn thải CTNH. [15]

Hiệu quả công tác thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề vận chuyển, quản lý CTNH từng bước được nâng cao

Từ 2005 trở lại đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Phịng Tài ngun và Mơi trường các quận, huyện khi triển khai công tác

Nguồn phát thải Thu gom Vận chuyển Khu xử lý

Cở sở phát sinh CTNH Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại được vận chuyển bằng xe chuyên dụng

Nhà máy xử lý hoặc chôn lấp

thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đã kết hợp hướng dẫn các cơ sở có phát sinh CTNH thực hiện việc phân loại, lưu giữ CTNH, đăng ký chủ nguồn thải CTNH và QLCTNH theo quy định.

Tính đến tháng 5/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được khoảng 1.160 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Quá trình cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Hiện nay thành phố Hà Nội đã cấp Giấy phép vận chuyển CTNH cho 22 cơ sở, Giấy phép xử lý, tiêu hủy CTNH cho 12 cơ sở và Giấy phép hành nghề quản lý CTNH theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT cho 02 cơ sở.

Nhìn chung các cơ sở được cấp Giấy phép vận chuyển, xử lý CTNH đã thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT; các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và quy trình vận hành theo đúng với hồ sơ đăng ký; đã thực hiện kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, nhật ký vận hành các trang thiết bị, chương trình giám sát mơi trường, giám sát vận hành và hiệu quả xử lý, tiêu hủy CTNH; sử dụng hợp đồng chuyển giao và chứng từ CTNH đúng quy định.

Bảng 16. Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Hà Nội

Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 (05/2014) Tổng số Số lượng Sổ đăng ký CNT đã cấp 36 127 120 150 210 250 283 142 1.159 Nguồn: [13,14]

Đến tháng 05/2014 số lượng các cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH cịn ít so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ khoảng 50% và chủ yếu là các cơ sở có quy mơ lớn và vừa.

Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và tình trạng đăng ký chủ nguồn thải CTNH đối với các cơ sở bắt buộc trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của các cơ sở phát sinh CTNH còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận các quy định pháp lý về CTNH cịn bất cập. Bên cạnh đó, một phần cịn do các thủ tục hành chính về CTNH cịn phức tạp, rườm rà.

Tồn bộ các doanh nghiệp, đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều được cấp giấy phép quản lý CTNH theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTNH được chú trọng và tăng cường

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường, Phịng tài ngun và Mơi trường, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất, UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố trong đó có cơng tác QLCTNH. Kết quả kiểm tra cho thấy [15].

- Phần lớn các cơ sở đã ký hợp đồng vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

- Các cơ sở đã tiến hành thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại trong khu vực có mái che, đã gắn biển cảnh báo CTNH theo TCVN 6707:2009, đã dán nhãn tên, mã CTNH theo đúng quy định.

- Hầu hết các cơ sở đã sử dụng chứng từ CTNH và thực hiện Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo quy định.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp thực hiện không đúng các quy định về quản lý CTNH như: Không thực hiện báo cáo quản lý CTNH định kỳ, không sử dụng chứng từ CTNH theo quy định, không thực hiện đăng ký cấp lại Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định...

3.2.2.2. Tồn tại và hạn chế của công tác quản lý CTNH

Công tác quản lý CTNH trên địa bàn Thành phố bước đầu đã có những bước chuyển biến và kết quả đáng kể, tuy nhiên hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các tồn tại và hạn chế được chỉ ra như sau:

Ý thức chấp hành pháp luật về chất thải nguy hại của một bộ phận doanh nghiệp và người dân còn chưa cao

Hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở vẫn còn nhiều bất cập và chưa đúng quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT kể cả một số cơ sở đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Thông tư số 12 của các Chủ nguồn thải chất thải nguy hại cịn ít chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 50% số cơ sở đã được cấp sổ. Một số cơ sở chưa thực hiện việc phân loại CTNH tại nguồn theo đúng danh mục quy định tại Phụ lục 08 kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011, việc lưu giữ CTNH chưa đúng quy định như chưa có khu vực lưu giữ riêng CTNH với chất thải thơng thường, chưa có biển cảnh báo theo TCVN 6707:2009, nền kho chưa đảm bảo,...

Số lượng các cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH cịn ít so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố, chủ yếu là các cơ sở có quy mơ lớn và vừa.

Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và tình trạng đăng ký chủ nguồn thải CTNH đối với các cơ sở bắt buộc trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến nhận thức và hoạt động QLCTNH trên địa bàn còn nhiều bất cập như không phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải thông thường, kho lưu giữ CTNH không đúng quy định, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị khơng có giấy phép của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường các cấp… Ở một số nơi cịn xảy ra tình trạng CTNH chưa được quản lý, kiểm sốt chặt chẽ từ nơi phát sinh CTNH đến nơi xử lý cuối cùng, không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; hoặc tái chế tự phát như tái chế nhựa, chưng cất dầu thải....; hoặc được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt; lưu giữ chất thải và vệ sinh

cơng nghiệp cịn kém ở các cơ sở gây rò rỉ các chất thải độc hại dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng, nhất là ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Đối với các cơ sở thu gom, vận chuyển, sau khi thu hồi tái chế, tái sử dụng còn lại phần lớn đều ký hợp đồng với URENCO để xử lý triệt để. Tuy nhiên sau khi đã được cấp giấy phép, có một số cơ sở không tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc, thậm chí hoạt động ngồi khả năng được cấp phép gây ảnh hưởng tới môi trường. Một số không thực hiện đúng quy định báo cáo định kỳ gây khó khăn trong cơng tác quản lý CTNH.

Mơ hình, tổ chức và năng lực quản lý CTNH chưa đáp ứng được u cầu

Mơ hình tổ chức quản lý về mơi trường đã được kiện toàn từ Thành phố đến cấp xã, phường. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn về chất thải nguy hại của các cán bộ quản lý CTNH đặc biệt kiến thức về chất thải nguy hại của các cán bộ làm công tác quản lý mơi trường tại các quận, huyện, xã, phường cịn hạn chế, chủ yếu làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48)