Nguồn chính phát sinh CTNH bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

STT Quận/Huyện Số bệnh viện CTNH (kg/năm) CTR khác (kg/năm)

1 Hoàn Kiếm 7 95.721.951 31.435.300 2 Đống Đa 11 241.355 7.928.540 4 Ba Đình 6 188.586 961.448 5 Hai Bà Trưng 17 328.211 6.667.638 8 Cầu Giấy 7 90.430 271.640 9 Hà Đông 6 5.652 71.808 Nguồn: [4]

Qua số liệu tại bảng trên cho thấy, tại các quận tập trung nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có lượng CTNH phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các quận, huyện có bênh viện trên địa bàn Thành phố. Trong đó, quận Hồn Kiếm có 07 bệnh viện nhưng lượng chất thải y tế nguy hại lại phát sinh lớn nhất khoảng 95.721.951 kg/năm. Quận Hà Đơng có lượng CTNH y tế phát sinh thấp nhất với khoảng 5.652 kg/năm.

3.2. Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội

3.2.1. Mơ hình quản lý chất thải nguy hại

Theo quyết định 341/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội quy định như sau:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường.

Theo Quyết định 36/2010/QĐ-UNBD ngày 16/8/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Quy định chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở TNMT thành phố Hà Nội quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở TNMT thành phố Hà Nội về môi trường tại khoản c, điều 9 như sau:

- Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;

Theo Quyết định số 123/QĐ-TNMT ngày 20/8/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc ban hành quy chế làm việc của Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội quy định nhiệm vụ của phịng kiểm sốt ơ nhiễm trong Chi cục BVMT thành phố Hà Nội như sau:

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Giúp chi cục trưởng thẩm định trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải

- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 3.2.2.1. Các kết quả đã đạt được 3.2.2.1. Các kết quả đã đạt được

Trong thời gian qua, công tác quản lý CTNH trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Công tác truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức về CTNH

Sau khi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại có hiệu lực thi hành, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Phịng Tài ngun và Mơi trường các quận, huyện và một số cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường trong đó có hướng dẫn, tập huấn về công tác quản lý CTNH. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Cục quản lý chất thải & cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường tổ chức 2 lớp tập huấn thử nghiệm áp dụng tin học vào công tác quản lý CTNH cho một số cán bộ Chi cục bảo vệ môi trường, một số cơ sở công nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại

Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp nguy hại đạt khoảng 60 – 70 % tổng lượng CTNH phát sinh và được xử lý chủ yếu tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác, còn lại được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh. [15]

Tương tự như CTNH công nghiệp, lượng CTNH y tế cũng được các đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường vận chuyển trực tiếp đến các cơ sở xử lý đã được cấp phép hành nghề theo quy định. Tại đây, chất thải được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế, phần lớn lượng chất thải này được xử lý bằng phương pháp đốt (lị đốt chất thải cơng nghiệp và y tế của Công ty TNHH NN MTV Mơi trường đơ thị - URENCO).

Hình 5. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Ngoài ra, một số bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội đã được đầu tư lò đốt chất thải y tế quy mô nhỏ để xử lý rác thải y tế ngay tại chỗ, phần tro xỉ sẽ được vận chuyển đi chôn lấp như Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện 103, Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì... cịn lại là hợp đồng với Công ty URENCO và một số đơn vị khác để vận chuyển xử lý chất thải y tế..

Hiện nay, lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thu gom và xử lý xấp xỉ 100%. [15]

Cơng tác quản lý, kiểm sốt phát sinh CTNH đã có kết quả bước đầu

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thống kê lượng CTNH phát sinh, xử lý hàng năm, số cơ sở được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, số cơ sở được cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH và số cơ sở được cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn thành phố. Các số liệu thống kê sẽ làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý CTNH. Tuy nhiên, tỷ lệ CTNH được thống kê, kiểm sốt cịn thấp so với lượng CTNH thực tế phát sinh, chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại còn ít, chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 50% số cơ sở đã được cấp sổ chủ nguồn thải CTNH. [15]

Hiệu quả công tác thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề vận chuyển, quản lý CTNH từng bước được nâng cao

Từ 2005 trở lại đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Phịng Tài ngun và Mơi trường các quận, huyện khi triển khai công tác

Nguồn phát thải Thu gom Vận chuyển Khu xử lý

Cở sở phát sinh CTNH Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại được vận chuyển bằng xe chuyên dụng

Nhà máy xử lý hoặc chôn lấp

thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đã kết hợp hướng dẫn các cơ sở có phát sinh CTNH thực hiện việc phân loại, lưu giữ CTNH, đăng ký chủ nguồn thải CTNH và QLCTNH theo quy định.

Tính đến tháng 5/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được khoảng 1.160 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Quá trình cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Hiện nay thành phố Hà Nội đã cấp Giấy phép vận chuyển CTNH cho 22 cơ sở, Giấy phép xử lý, tiêu hủy CTNH cho 12 cơ sở và Giấy phép hành nghề quản lý CTNH theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT cho 02 cơ sở.

Nhìn chung các cơ sở được cấp Giấy phép vận chuyển, xử lý CTNH đã thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT; các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và quy trình vận hành theo đúng với hồ sơ đăng ký; đã thực hiện kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, nhật ký vận hành các trang thiết bị, chương trình giám sát mơi trường, giám sát vận hành và hiệu quả xử lý, tiêu hủy CTNH; sử dụng hợp đồng chuyển giao và chứng từ CTNH đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 54)