Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 67)

Ngoài ra, một số bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội đã được đầu tư lò đốt chất thải y tế quy mô nhỏ để xử lý rác thải y tế ngay tại chỗ, phần tro xỉ sẽ được vận chuyển đi chôn lấp như Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện 103, Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì... cịn lại là hợp đồng với Công ty URENCO và một số đơn vị khác để vận chuyển xử lý chất thải y tế..

Hiện nay, lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thu gom và xử lý xấp xỉ 100%. [15]

Cơng tác quản lý, kiểm sốt phát sinh CTNH đã có kết quả bước đầu

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thống kê lượng CTNH phát sinh, xử lý hàng năm, số cơ sở được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, số cơ sở được cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH và số cơ sở được cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn thành phố. Các số liệu thống kê sẽ làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý CTNH. Tuy nhiên, tỷ lệ CTNH được thống kê, kiểm sốt cịn thấp so với lượng CTNH thực tế phát sinh, chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại cịn ít, chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 50% số cơ sở đã được cấp sổ chủ nguồn thải CTNH. [15]

Hiệu quả công tác thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề vận chuyển, quản lý CTNH từng bước được nâng cao

Từ 2005 trở lại đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện khi triển khai công tác

Nguồn phát thải Thu gom Vận chuyển Khu xử lý

Cở sở phát sinh CTNH Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại Chất thải công nghiệp và y tế nguy hại được vận chuyển bằng xe chuyên dụng

Nhà máy xử lý hoặc chôn lấp

thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đã kết hợp hướng dẫn các cơ sở có phát sinh CTNH thực hiện việc phân loại, lưu giữ CTNH, đăng ký chủ nguồn thải CTNH và QLCTNH theo quy định.

Tính đến tháng 5/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được khoảng 1.160 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Quá trình cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Hiện nay thành phố Hà Nội đã cấp Giấy phép vận chuyển CTNH cho 22 cơ sở, Giấy phép xử lý, tiêu hủy CTNH cho 12 cơ sở và Giấy phép hành nghề quản lý CTNH theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT cho 02 cơ sở.

Nhìn chung các cơ sở được cấp Giấy phép vận chuyển, xử lý CTNH đã thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT; các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và quy trình vận hành theo đúng với hồ sơ đăng ký; đã thực hiện kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, nhật ký vận hành các trang thiết bị, chương trình giám sát mơi trường, giám sát vận hành và hiệu quả xử lý, tiêu hủy CTNH; sử dụng hợp đồng chuyển giao và chứng từ CTNH đúng quy định.

Bảng 16. Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Hà Nội

Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 (05/2014) Tổng số Số lượng Sổ đăng ký CNT đã cấp 36 127 120 150 210 250 283 142 1.159 Nguồn: [13,14]

Đến tháng 05/2014 số lượng các cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH cịn ít so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ khoảng 50% và chủ yếu là các cơ sở có quy mơ lớn và vừa.

Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và tình trạng đăng ký chủ nguồn thải CTNH đối với các cơ sở bắt buộc trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của các cơ sở phát sinh CTNH còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận các quy định pháp lý về CTNH còn bất cập. Bên cạnh đó, một phần cịn do các thủ tục hành chính về CTNH cịn phức tạp, rườm rà.

Tồn bộ các doanh nghiệp, đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều được cấp giấy phép quản lý CTNH theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTNH được chú trọng và tăng cường

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường, Phịng tài ngun và Mơi trường, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất, UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố trong đó có cơng tác QLCTNH. Kết quả kiểm tra cho thấy [15].

- Phần lớn các cơ sở đã ký hợp đồng vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

- Các cơ sở đã tiến hành thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại trong khu vực có mái che, đã gắn biển cảnh báo CTNH theo TCVN 6707:2009, đã dán nhãn tên, mã CTNH theo đúng quy định.

- Hầu hết các cơ sở đã sử dụng chứng từ CTNH và thực hiện Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo quy định.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp thực hiện không đúng các quy định về quản lý CTNH như: Không thực hiện báo cáo quản lý CTNH định kỳ, không sử dụng chứng từ CTNH theo quy định, không thực hiện đăng ký cấp lại Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định...

3.2.2.2. Tồn tại và hạn chế của công tác quản lý CTNH

Công tác quản lý CTNH trên địa bàn Thành phố bước đầu đã có những bước chuyển biến và kết quả đáng kể, tuy nhiên hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các tồn tại và hạn chế được chỉ ra như sau:

Ý thức chấp hành pháp luật về chất thải nguy hại của một bộ phận doanh nghiệp và người dân còn chưa cao

Hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại một số cơ sở vẫn còn nhiều bất cập và chưa đúng quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT kể cả một số cơ sở đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Thông tư số 12 của các Chủ nguồn thải chất thải nguy hại cịn ít chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 50% số cơ sở đã được cấp sổ. Một số cơ sở chưa thực hiện việc phân loại CTNH tại nguồn theo đúng danh mục quy định tại Phụ lục 08 kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011, việc lưu giữ CTNH chưa đúng quy định như chưa có khu vực lưu giữ riêng CTNH với chất thải thơng thường, chưa có biển cảnh báo theo TCVN 6707:2009, nền kho chưa đảm bảo,...

Số lượng các cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH cịn ít so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố, chủ yếu là các cơ sở có quy mơ lớn và vừa.

Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và tình trạng đăng ký chủ nguồn thải CTNH đối với các cơ sở bắt buộc trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến nhận thức và hoạt động QLCTNH trên địa bàn cịn nhiều bất cập như khơng phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải thông thường, kho lưu giữ CTNH không đúng quy định, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị khơng có giấy phép của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường các cấp… Ở một số nơi cịn xảy ra tình trạng CTNH chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát sinh CTNH đến nơi xử lý cuối cùng, không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; hoặc tái chế tự phát như tái chế nhựa, chưng cất dầu thải....; hoặc được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt; lưu giữ chất thải và vệ sinh

công nghiệp còn kém ở các cơ sở gây rò rỉ các chất thải độc hại dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Đối với các cơ sở thu gom, vận chuyển, sau khi thu hồi tái chế, tái sử dụng còn lại phần lớn đều ký hợp đồng với URENCO để xử lý triệt để. Tuy nhiên sau khi đã được cấp giấy phép, có một số cơ sở không tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc, thậm chí hoạt động ngồi khả năng được cấp phép gây ảnh hưởng tới môi trường. Một số không thực hiện đúng quy định báo cáo định kỳ gây khó khăn trong công tác quản lý CTNH.

Mơ hình, tổ chức và năng lực quản lý CTNH chưa đáp ứng được u cầu

Mơ hình tổ chức quản lý về mơi trường đã được kiện toàn từ Thành phố đến cấp xã, phường. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn về chất thải nguy hại của các cán bộ quản lý CTNH đặc biệt kiến thức về chất thải nguy hại của các cán bộ làm công tác quản lý mơi trường tại các quận, huyện, xã, phường cịn hạn chế, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Phòng Kiểm sốt ơ nhiễm thuộc Chi cục bảo vệ mơi trường là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn Thành phố. Hiện nay có 17 cán bộ cơng chức nhưng chỉ có 06 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý CTNH trong đó chỉ có 01 cán bộ trực tiếp nhập các thông tin báo cáo CTNH của các chủ nguồn thải, do vậy không đáp ứng được công việc quản lý với khối lượng lớn như hiện nay.

Hiệu quả cơng tác quản lý, kiểm sốt phát sinh CTNH còn hạn chế

Hiện nay, việc tổng hợp và thống kê các chứng từ CTNH theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT hầu hết là làm thủ công gây tốn kém thời gian và công sức, do vậy cần xây dựng một phần mềm quản lý CTNH giúp cho việc tra cứu và phục vụ công tác quản lý CTNH được thuận lợi hơn.

Chỉ thống kê được lượng chất thải nguy hại phát sinh theo số lượng đăng ký tại sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại; công tác giám sát đối với các cơ sở phát sinh CTNH, các đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại cịn chưa thực sự chặt chẽ. Ví dụ như vụ việc bán trái phép hàng ngàn tấn CTNH y tế cho các

đối tượng chuyên tái chế xảy ra tại các bệnh viện lớn như Bệnh viên Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viên K vào tháng 8 năm 2007; vụ việc thải rác thải y tế nguy hại ra môi trường không đúng quy định đối với thai nhi sau khi nạo hút được cho vào bồn cầu xả xuống bể phốt xảy ra tại phịng khám đa khoa phía nam Hà Nội vào tháng 4 năm 2013 [15]. Vì vậy, chất thải xử lý khơng đúng theo đăng ký tại giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý.

Hiệu quả công tác quy hoạch các địa điểm xử lý CTNH chưa cao

Kết quả kiểm tra, khảo sát thực trạng hoạt động xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố cho thấy, hiện tại Hà Nội chỉ có 01 khu xử lý CTNH tập trung tại Nam Sơn, Sóc Sơn và 01 khu xử lý chất thải y tế tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, còn lại nhiều cơ sở xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động riêng lẻ và nằm xen trong khu dân cư. Hầu hết các cơ sở này lại có quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu và có nguy cơ gây ô nhiễm cũng như ảnh hưởng chất lượng môi trường nghiêm trọng, lâu dài. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở này đã hoạt động và tồn tại từ lâu, trước khi quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các cơng cụ kinh tế, cơ chế tài chính chưa đầy đủ

Chính phủ đã ban hành nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Hà Nội chưa xây dựng quy định thu phí bảo vệ mơi trường thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn. Điều này làm thất thu ngân sách cho việc đầu tư các cơng trình xử lý chất thải.

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đơn giá xử lý CTNH nên doanh nghiệp có nhu cầu xử lý chất thải thường bị ép phải trả mức phí xử lý rất cao. Nhiều doanh nghiệp khơng kham nổi mức phí xử lý chất thải nguy hại này, đã chọn cách thải bỏ chất thải ra môi trường.

Hiệu quả xã hội hóa cơng tác vận chuyển, xử lý CTNH cịn thấp

Công tác vận chuyển, xử lý CTNH đã có sự tham gia của các đơn vị tư nhân ngồi cơng lập, tuy nhiên vẫn cịn ở quy mô nhỏ. Mặc dù thành phố đã ban hành nhiều

cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn lực, tăng cường cơng tác xã hội hóa trong bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án xã hội hóa xử lý CTNH cịn gặp nhiều khó khăn do cịn nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp.

Quá trình triển khai thực hiện thông tư số 12/2011/TT-BTNMT còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập

Việc xác định các mã CTNH tương tự nhau (các loại dầu thải,...) chỉ mang tính chất cảm tính và chỉ dựa vào đăng ký của cơ sở; việc đăng ký sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mang tính chất tự nguyện và cơ quan quản lý khơng có căn cứ rõ ràng để xác định đúng danh mục, mã CTNH của cơ sở phát sinh CTNH.

Khó xác định các thơng số phân tích đối với danh mục CTNH (*) (Ví dụ: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của các cơ sở, khu cụm cơng nghiệp...) và khó đơn vị nào có đủ thiết bị và năng lực phân tích được hết các thơng số quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại (QCVN 07:2009/BTNMT).

Việc phân loại CTNH theo từng danh mục, mã CTNH nhiều gây phức tạp cho công tác quản lý, xử lý tiêu hủy CTNH và thực tế là khơng hiệu quả. Ví dụ: Việc phân loại danh mục CTNH theo từng mã (các loại dầu thải,...) của chủ nguồn thải rất phức tạp tuy nhiên đến khi bàn giao CTNH cho chủ hành nghề quản lý CTNH thì quá trình vận chuyển, xử lý CTNH không đảm bảo, các loại dầu trộn lẫn với nhau để xử lý theo cùng một phương pháp mà đơn vị xử lý, tiêu hủy được cấp phép (đốt, tái chế thành mỡ..).

Quy định về việc tái sử dụng chất thải nguy hại (Bao bì nhiễm thành phần nguy hại) cịn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc quản lý loại chất thải này.

3.2.2.3. Hiệu quả quản lý CTNH so với địa phương khác

Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng cơ sở cơng nghiệp lớn nhất Việt Nam (từ 10.000 đến 12.000 cơ sở). Theo thống kê của các chương trình khảo sát hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 67)