CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và đánh giá các thơng tin hiện có liên quan đến ĐQL và vùng nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát bổ sung để đánh giá thực trạng ĐQL môi trường đối với vùng nuôi ngao tại xã Giao Xuân.
- Đánh giá hiệu quả ĐQL tại vùng nghiên cứu, tập trung vào khía cạnh mơi trường, kinh tế - xã hội,…tại địa phương.
- Đề xuất giải pháp để đồng quản lý phát huy tốt hơn vai trị trong bảo vệ mơi trường và phát triển tại địa phương.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
Nhằm bước đầu nắm được những vấn đề liên quan đến ĐQL nghề cá trên thế giới và trong nước, tại địa phương Nam Định, tập trung vào đối tượng và vùng nghiên cứu. Các nguồn tài liệu thu thập và phân tích gồm:
- Dữ liệu thứ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học, các cơng trình cơng bố trong và ngoài nước, đặc biệt của các Sở, ban, ngành và tham khảo sách báo.
- Dữ liệu sơ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các kết quả trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa.
Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích khoảng trống thông tin, các bài học kinh nghiệm từ các thực hành tốt về ĐQL nghề cá nhỏ.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu định tính
Các hương pháp nghiên cứu định tính đã được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm tập trung ở cấp độ cộng đồng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Lập bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 2)
theo dạng câu hỏi mở để thu thập thông tin thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cán bộ điều tra sẽ phỏng vấn trực tiếp quản lý cấp xã về những vấn đề trọng tâm liên quan đến thực trạng phát triển ni ngao, tình hình quản lý tại địa phương và nhận xét về mơ hình đồng quản lý đang được áp dụng. Tổng số cuộc phỏng vấn sâu là 10 cuộc.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ở cấp cộng đồng: Trên thực tế, các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động quản lý hay nghiên cứu đều tác động đến sự phát triển thủy sản của khu vực. Chính vì thế, thảo luận nhóm đã được tiến hành với các hộ gia đình ni ngao, các cấp quản lý ở địa phương.
Đại diện cấp quản lý tại địa phương tham dự thảo luận nhóm tập trung bao gồm: cán bộ quản lý xã, cán bộ phịng Nơng nghiệp, cán bộ khuyến ngư.
Phỏng vấn trực tiếp các tổ đội sản xuất, người nuôi ngao, hộ khai thác thuỷ sản, hộ thu mua thuỷ sản, hộ làm thuê... để nhìn nhận bức tranh tổng quát tại khu vực nghiên cứu.
Đối với các tổ/đội (ni theo nhóm) phỏng vấn đại diện nhóm và tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Các hộ dân ni ngao được lựa chọn ngẫu nhiên trong Hội nhuyễn thể Giao Thủy và sau khi thảo luận nhóm tập trung để tìm hiểu các vấn đề chính. Sau đó cán bộ điều tra sẽ phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi ngao (Phụ lục 1). Số hộ được phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu ở Phụ lục 1 là 50 hộ.
Toàn bộ số liệu được nhập và xử lý dựa trên phần mềm SPSS.
2.3.3. Áp dụng khung phân tích ĐQL
Trong quản lý mơi trường và tài ngun nói chung, ĐQL mơi trường trong NTTS nói riêng, việc xác định đúng các vấn đề quản lý (management issues) sẽ tạo ra hiệu quả
quản lý xác thực. Trong thực tế, các vấn đề quản lý đối với các đối tượng ở các vùng quản lý khác nhau rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù tự nhiên, tài nguyên, tập quán khai thác, sử dụng tài nguyên, mức độ quản lý môi trường khác nhau,…
Với mục đích trên, tác giả đã áp dụng Khung phân tích ĐQL (Hình 5) mà trên đó một nửa hình chữ nhật là quản lý của Nhà nước và nửa còn lại là quản lý của cộng đồng (tự quản) [7].
Hình 5: ĐQL (đường chéo) lồng ghép hai hệ thống quản lý dựa vào Chính phủ và vào
cộng đồng - hai phần tam giác của hình chữ nhật
Ghi chú: Con số 1-10 là ví dụ về các vấn đề quản lý nghề cá (số lượng vấn đề
sẽ khác nhau ở từng địa điểm tiến hành ĐQL), và tỷ lệ trao quyền/trách nhiệm quản lý cho từng vấn đề có thể theo tỷ lệ khác nhau (không nhất thiết phải bằng nhau), nhưng tổng cộng trách nhiệm là 50/50 tương ứng với diện tích 2 tam giác.
Trong các cuộc họp thảo luận nhóm tập trung nói trên, dựa vào đánh giá thực trạng vấn đề môi trường ở vùng nuôi ngao và nhu cầu ĐQL, đề tài đã xác định được các vấn đề cần quản lý ở vùng ni ngao Giao Xn. Để xác định vai trị và trách nhiệm của Chính quyền và cộng đồng trong việc giải quyết từng vấn đề quản lý, tác giả đã họp đại diện của các bên liên quan, và cộng đồng cùng xem xét tính hợp lý trong mỗi vấn đề quản lý đặt lên khung phân tích nói trên.
2.3.4. Tiêu chí đánh giá ĐQL
a) Cơ sở phương pháp
Quản lý dựa vào chính phủ
(Government – based management)
Quản lý dựa vào cộng đồng
(Community - based management)
Theo Sen và Jesper Nilsen (1996), đánh giá một mơ hình ĐQL phải dựa trên các đặc trưng sau: Tính bền vững, hiệu quả và cơng bằng:
- Tính bền vững: Phản ánh trên hai khía cạnh là mức độ ổn định và khả năng
phục hồi. Mức độ ổn định là xu hướng người sử dụng nguồn lợi ln duy trì được năng suất và các đặc tính sinh thái của nguồn lợi. Khả năng phục hồi là khả năng mà nguồn lợi có thể chịu đựng hay chống đỡ được với những thay đổi bất thường của môi trường.
- Tính hiệu quả: là tính hiệu quả của chi phí cho giải pháp, cụ thể là giải pháp
phải tính đến việc giảm chi phí cho các hoạt động dịch vụ cho nghề cá hoặc tăng doanh thu thuần cho nghề cá.
- Tính cơng bằng: Phải xét trên 4 khía cạnh bao gồm tính đại diện, phân loại
quá trình, các kỳ vọng giống nhau và tác động của phân phối. Tính đại diện đề cập đến mức độ nhóm sử dụng và các bên liên quan. Phân loại q trình đề cập đến tính minh bạch trong các giai đoạn của quá trình quản lý.
b) Bộ tiêu chí đánh giá
Để có cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả của các mơ hình ĐQL nghề cá nhỏ, năm 2006 Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI) đã hỗ trợ Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản xây dựng và hồn thành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mơ hình ĐQL [2].
Bộ chí số đánh giá gồm 56 tiêu chí, chia làm 3 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn gồm các tiểu nhóm và nó cũng bao hàm được tính hiệu quả, bền vững và cơng bằng. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các tiêu chí về xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình (29 điểm).
- Mức nhu cầu thực hiện mơ hình từ phía chính quyền và cộng đồng (từ khi bắt đầu chọn điểm thực hiện mơ hình).
- Mức độ cần thiết phải thực hiện mơ hình. - Cơ sở pháp lý của mơ hình.
- Tính hệ thống của tổ chức cộng đồng ngư dân.
- Mức độ phối hợp giữa các bên trong tổ chức, thực hiện. Nhóm 2: Các tiêu chí về hiệu quả áp dụng mơ hình (23 điểm)
- Hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Hiệu quả về mặt quản lý, thể chế, chính sách.
Nhóm 3: Các tiêu chí về tính bền vững và khả năng nhân rộng của mơ hình (4 điểm). - Tính bền vững của mơ hình.
- Mức độ và khả năng nhân rộng của mơ hình.
Nội dung cụ thể của các tiêu chí được giới thiệu ở phụ lục số 3.
c) Cho điểm theo tiêu chí
Phương pháp đánh giá cho điểm theo bộ tiêu chí dựa trên cơ sở kết quả của họp nhóm, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu, tọa đàm trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu chí với thang điểm cho mỗi tiêu chí đơn lẻ như trong bảng 2.
Tùy thuộc vào sự biến đổi ở mỗi tiêu chí theo hướng thay đổi rất nhiều theo hướng tốt đạt điểm tối đa là 1 điểm. Chiều hướng thay đổi ít hơn đạt 0,5 điểm và tiêu chí đưa ra được nhận xét khơng có biến đổi sẽ đạt 0 điểm. Ngược lại tiêu chí chấm điểm có thay đổi theo chiều hướng xấu tùy theo mức độ sẽ đánh giá -0,5 điểm hay - 1 điểm.
Bảng 2: Cho điểm đánh giá mức đơ đạt được các tiêu chí
(Kèm theo Bộ tiêu chí đánh giá)
Mức điểm
Nội dung thể hiện
1 Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập tăng nhiều)
0,5 Sự kiện thay đổi theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập
tăng)
0 Sự kiện khơng thay đổi (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập vẫn vậy)
-0,5 Sự kiện thay đổi theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập
giảm)
-1 Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập giảm nhiều)
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐQL môi trƣờng tại vùng nuôi ngao 3.1. ĐQL môi trƣờng tại vùng nuôi ngao
3.1.1. Thực trạng ĐQL tại vùng nuôi ngao
a) Nỗ lực ban đầu
Nhận thấy việc ni Ngao thực sự có hiệu quả, các hộ ni ngao ở Giao Xuân ngày càng tăng. Trong những năm đầu việc nuôi ngao của các hộ dân chủ yếu mang tính chất tự phát, mạnh ai người ấy làm. Cách làm này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, hiệu quả thâm canh thấp, xẩy ra nhiều mâu thuẫn, phá vỡ môi trường tự nhiên, thu hẹp diện tích duy trì nguồn giống tự nhiên của ngao,… cũng như không phát huy được sức mạnh tập thể, vai trị của từng hộ ni đối với cộng đồng.
Từ thực tế đó, ý tưởng thành lập Hội nhuyễn đã nhen nhóm từ năm 2005 với mục đích ban đầu là giải quyết các vấn đề mà các cá nhân nhỏ lẻ không thể giải quyết được, đồng thời có kế hoạch phát triển nghề nuôi nhuyễn thể một cách bền vững và hiệu quả ở huyện Giao Thủy.
Với 11 thành viên sáng lập ra “Ban vận động thành lập Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” được UBND Huyện Giao Thủy chấp thuận theo Quyết định số 2892/QĐ-UB của UBND huyện ngày 05/12/2005. Ngày 27/4/2006 UBND tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 1137/QĐ-UB cho phép thành lập “Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” gồm 74 người (trong đó có 10 Hội viên tập thể và 64 hội viên cá nhân). Ngày 21/01/2010 Sở Nội vụ tỉnh Nam định chính thức ra quyết định phê duyệt Điều lệ Hội, cho phép “Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” đi vào hoạt động. Quy mơ diện tích mặt nước được giao là 1.200 ha.
Hội nhuyễn thể ra đời và đi vào hoạt động đã thực sự tạo lên một sức mạnh tổng hợp, bảo vệ diện tích sản xuất giống ngao tự nhiên, thúc đẩy sự tham gia quản lý của cộng đồng đối với nghề nuôi ngao tại địa phương, tăng mối liên kết giữa các hộ nuôi nhằm nâng cao uy tín và chất lượng ngao Giao Thủy.
b) Cơ cấu tổ chức ĐQL tại xã Giao Xuân
Hội có sự tham gia của đơng đảo tổ chức và cá nhân: UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy, Sở NN&PTNT Nam Định, Phịng Nơng nghiệp huyện Giao
Thủy, UBND xã Giao Xuân và các thành viên là người ni ngao, nhuyễn thể. Bên cạnh đó cịn có sự cộng tác tích cực của tổ chức MCD với rất nhiều các dự án hỗ trợ cộng đồng ngư dân ven biển.
Hình 6: Sơ đồ tổ chức đồng quản lý ni ngao tại xã Giao Xn
Vai trị cụ thể và việc phân cấp quản lý được tóm tắt chi tiết trên bảng 3:
Bảng 3: Tóm tắt cơ chế quản lý vùng nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy
TT Cơ quan/Tổ chức
Vai trò/Trách nhiệm Kế hoạch quản lý, phân cấp
1 UBND huyện Quản lý quy hoạch, sử dụng, tổ chức chỉ đạo sản xuất, giao đất, thuê đất, định giá đất
- UBND hỗ trợ VQG quản lý vùng lõi
- UBND huyện giám sát và giao cho xã trực tiếp quy hoạch sử dụng đất, tổ chức chỉ đạo sản xuất, đánh giá sử dụng đất, thu phí cho thuê đất
2 UBND xã Quản lý hành chính trên vùng bãi bồi
Vùng đệm: trực tiếp quy hoạch, tổ chức sản xuất và thu nộp phí thuế đất
3 Phòng NN&PTNT
Tham mưu cho UBND huyện quy hoạch và phát triển sản xuất
Nghiên cứu, quy hoạch phát triển bền vững vùng khai thác và nuôi nhuyễn thể UBND tỉnh Nam Đinh MCD Sở NN&PTNT Phịng Nơng nghiệp Giao Thủy
UBND xã Giao Xuân UBND huyện Giao Thủy Hội nhuyễn thể Giao Thủy
4 Phịng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu cho UBND huyện, đánh giá và thu phí cho thuê đất
- Định mức phí thuê đất hợp lý - Phối hợp chặt chẽ với cấp xã 5 Công an huyện - Đảm bảo tình hình an ninh trật
tự vùng vây ngao
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh
6 VQG Xuân Thủy
- Là chủ đất bãi bồi thuộc vùng lõi - Kiểm tra phát hiện và phối hợp xử lý các vi phạm, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản
- VQG quản lý chung vùng lõi - Quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và vùng nuôi ngao để điều kiện tự nhiên được ổn định
c) So sánh quá trình trước và sau áp dụng ĐQL
Nguồn nước
Qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ ni ngao về tình trạng nguồn nước ni ngao cách đây 10 năm và nguồn nước hiện nay, kết quả trình bày ở hình 7.
Hình 7: So sánh tình trạng nguồn nước cách đây 10 năm và hiện nay
Qua nhận xét của các hộ ni thì qua 10 năm nguồn nước có bị ảnh hưởng chút ít do ơ nhiễm từ nhiều nguồn như: thuốc bảo vệ thực vật từ trồng lúa, nước thải từ ao ni tơm, nước thải sinh hoạt,…nhưng nhìn chung nguồn nước vẫn đảm bảo cho quá trình ni.
Những hộ sản xuất giống ngao đã được học hỏi kinh nghiệm để xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi ngao. Ngao thương phẩm tại Giao Xuân được nuôi ở
khu vực bãi triều cách xa khu dân cư nên ảnh hưởng từ ơ nhiễm cũng đã có nhưng chưa nhiều.
Ngao là lồi ăn lọc, phương thức bắt mồi bị động, khi triều lên ngao thò vòi lên cát hút nước để lọc mồi ăn. Thức ăn của ngao chủ yếu là các loại tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ trong nước. Ngao ăn mạnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5, các tháng mùa lũ và sau lũ, ngao ngâm vỏ khơng ăn trong một thời gian dài. Vì thế ni ngao khơng làm ảnh hưởng đến mơi trường như nuôi các đối tượng khác tại vùng này (nuôi tôm, cá biển,…).
Con giống
Trước đây, ngao giống tự nhiên trên địa bàn huyện thường phân bố trên diện tích khoảng 300 ha bãi bồi ven biển, ven sơng và các vùng ngập triều sâu nhưng rất ít. Chỉ có năm 2004, ngao giống xuất hiện trên diện rộng với mật độ dày, những năm sau đó, các bãi ngao giống bị thu hẹp dần và không ổn định.
Hình 8: So sánh tình trạng ngao giống cách đây 10 năm và hiện nay
Sản phẩm chính hiện nay là giống ngao Bến Tre được du nhập về huyện Giao Thủy trên 10 năm. Người dân trước đây cịn nhập giống ngao Thanh Hóa, Nghệ An nhưng chỉ tồn tại được 5-6 năm là bị suy thoái và biến mất. Trên địa bàn xã Giao Xuân cũng như các xã lân cận đã xuất hiện khoảng hơn 10 trại sản xuất ngao giống lớn và nhiều trại sản xuất ngao giống nhỏ, lẻ. Năm 2011 đã sản xuất được 3 tỷ ngao
cám, đến nay ngao giống sinh sản nhân tạo đã đáp ứng được 50% giống cho vùng