Tổng hợp ý kiến về người khởi tạo mơ hình ĐQL

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đỗ thị huyền trang – k19 CHMT (Trang 56)

STT Ngƣời khởi tạo mơ hình Tỷ lệ %

1 Người dân địa phương 42

2 Chính quyền địa phương 28

3 Tổ chức phi chính phủ 30

3.2. Đánh giá mơ hình ĐQL dựa vào các tiêu chí

Dựa theo các tiêu chí cụ thể chúng tơi đã chấm điểm cho mơ hình như đã trình bầy ở phần phương pháp, theo 3 nhóm với số điểm tối đa: Nhóm 1- số điểm tối đa 29 điểm; Nhóm 2 - số điểm tối đa 23 điểm và Nhóm 3 với số điểm tối đa 4 điểm.

3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình

Nhóm tiêu chí này gồm 5 phân nhóm tiêu chí sau:

a) Nhu cầu thực hiện mơ hình từ phía chính quyền và cộng đồng (4 điểm)

Với phân nhóm này, mơ hình đã đạt được tối đa 4 điểm ở các tiêu chí cụ thể sau: - Người dân được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mơ hình xuất phát từ nhu cầu thực tế của họ.

- Có bằng chứng của cộng đồng khẳng định việc họ muốn tham gia thực hiện mơ hình.

- Cán bộ chính quyền được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mơ hình xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính quyền địa phương.

- Có văn bản chính thức/bằng chứng của chính quyền địa phương khẳng định việc cam kết tham gia thực hiện mơ hình.

- Mơ hình được thực thi nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân địa phương và chính quyền.

b) Mức độ cần thiết phải thực hiện mơ hình (2 điểm)

Với phân nhóm này, mơ hình đạt 1,5 điểm: người phỏng vấn đều nhất trí việc thực hiện mơ hình là cần thiết bởi những bất cập đã nêu.

- Số lượng bài báo/báo cáo lên tiếng cảnh báo về sức ép lên môi trường, nguồn lợi là không nhiều.

- Người được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mơ hình là cần thiết.

- Chưa có những biện pháp thúc đẩy để có một cách thức quản lý khác có hiệu quả.

c) Cở sở pháp lý của mơ hình (4 điểm)

Phân nhóm tiêu chí này gồm 4 tiêu chí:

- Có văn bản pháp lý cho phép thực hiện mơ hình.

- Có văn bản pháp lý nêu rõ chính quyền giao quyền quản lý vùng nước cho cộng đồng (có tọa độ, sơ đồ, quy mô của mơ hình, loại hình thủy vực-biển cho NTTS, khai thác, hỗn hợp).

- Người được phỏng vấn khẳng định ranh giới của mơ hình đã rõ ràng.

- Người được phỏng vấn hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong vùng ni. Với phân nhóm này, mơ hình đạt 3,5 điểm. Đây là một trong những nhóm tiêu chí rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành cơng hay khơng của mơ hình. Mơ hình hồn tồn có cơ sở pháp lý, Hội nhuyễn thể Giao Thủy được giao diện tích cụ thể với ranh giới rõ ràng, Hội hoạt động theo điều lệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các hội viên đều hiểu được rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong vùng nuôi ngao.

d) Tính hệ thống của tổ chức cộng đồng ngư dân (4 điểm)

Phân nhóm tiêu chí này gồm 4 tiêu chí:

- Có văn bản chính thức/bằng chứng về sự tồn tại của tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia quản lý.

- Có bằng chứng về sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này (kế hoạch, báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm kỳ).

- Có văn bản chính thức/bằng chứng về tính hệ thống tổ chức của cộng đồng ngư dân.

- Người được phỏng vấn công nhận sự tồn tại của tổ chức cộng đồng ngư dân (chi hội nghề cá, tổ, nhóm, đội, vạn,…) ở cấp cộng đồng trong vùng nghiên cứu.

Đây cũng là nhóm tiêu chí rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và sự thành cơng của mơ hình sau này vì tổ chức cộng đồng ngư dân là hạt nhân của mơ

hình ĐQL. Theo phân nhóm này mơ hình đạt 3 điểm do thiếu văn bản chính thức/bằng chứng về tính hệ thống tổ chức của cộng đồng ngư dân.

e) Mức độ phối hợp giữa các bên trong tổ chức, thực hiện (15 điểm)

Đây là phân nhóm tiêu chí thể hiện cơ chế “ĐQL” trong tổ chức thực hiện mơ hình ĐQL. Phân nhóm tiêu chí này gồm 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí kép:

- Có cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia: Bằng chứng pháp lý quy định chính thức cộng đồng và chính quyền phối hợp với nhau như thế nào (hoặc giữa các bên liên quan với nhau) (1 điểm).

- Phối hợp, tham gia xây dựng văn bản pháp luật/quy định liên quan đến mô hình (2 điểm):

Người được phỏng vấn khẳng định đã được tham gia xây dựng các văn bản pháp quy cùng với chính quyền liên quan đến thủy sản.

Người được phỏng vấn hài lòng với việc này.

- Tham gia thực hiện các chương trình/dự án, hoạt động liên quan đến mơ hình (2 điểm):

Người được phỏng vấn xác nhận có tham gia trong các dự án, chương trình liên quan đến thủy sản trong khu vực mơ hình.

Người được phỏng vấn hài lịng với việc này.

- Phối hợp giám sát việc thực hiện các chương trình dự án liên quan trong phạm vi vùng nuôi ngao (2 điểm):

Người được phỏng vấn xác nhận người dân được tham gia giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án,…trong lĩnh vực thủy sản liên quan đến vùng nuôi ngao.

Người được phỏng vấn hài lòng với việc này.

- Tham gia tập huấn về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ĐQL thủy sản (2 điểm): Người được phỏng vấn đã tham gia các lớp tập huấn trong lĩnh vực ĐQL thủy sản. Người được phỏng vấn cho rằng họ hài lịng với các khóa tập huấn đó.

- Phối hợp và tham gia tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan: người được PV được tham gia các đợt tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến thủy sản.

- Tham gia các họat động bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ môi trường: người trả lời phỏng vấn tham gia vào việc tuần tra, thiết lập và quản lý, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm.

- Tham gia trong quá trình ra các quyết định liên quan đến sản xuất trong lĩnh vực thủy sản (2 điểm):

Người được phỏng vấn xác nhận đã tham gia trong các q trình ra quyết định (ví dụ họp) liên quan đến quyền lợi của họ trong mơ hình.

Có văn bản mang tính pháp lý đề cập đến việc các bên liên quan có quyền tham gia trong quá trình ra quyết định trong mơ hình.

- Phối hợp, tham gia các họat động cải thiện sinh kế (nâng cao kỹ năng chuyên môn, chuyển đổi nghề, tập huấn nghề mới, tiêu thụ sản phẩm,…): người được phỏng vấn được tham gia các họat động cải thiện sinh kế.

- Tinh thần phối hợp giữa các bên: người được phỏng vấn cho rằng tinh thần phối hợp giữa các bên liên quan có sự thay đổi tốt hơn nhờ mơ hình.

Số điểm của mơ hình ở phân nhóm này khơng cao, chỉ đạt 10/15 điểm. Tầm quan trọng của người dân mặc dù cũng đóng vai trị trong các quyết định của hội nhưng khơng nhiều. Mơ hình chưa có tiêu chí “Có văn bản mang tính pháp lý đề cập đến việc các bên liên quan có quyền tham gia trong q trình ra quyết định trong mơ hình”, ngồi ra mức độ rõ ràng của các tiêu chí chưa cao.

3.2.2. Hiệu quả của mơ hình (23 điểm)

a) Hiệu quả về mặt môi trường - nguồn lợi (4 điểm)

Phân nhóm tiêu chí này gồm 4 tiêu chí:

- Tình trạng mơi trường: người được phỏng vấn cho rằng môi trường tốt hơn. - Mức độ phong phú của nguồn lợi: người được phỏng vấn cho rằng nguồn lợi tốt hơn là do đóng góp từ các họat động của mơ hình.

- Năng suất NTTS: người được phỏng vấn xác nhận có tăng lên về năng suất NTTS so với trước khi thực hiện mơ hình.

- Mức độ đa dạng sinh học: người được phỏng vấn cho rằng số loài sinh vật, nhất là các lồi bản địa và lồi có giá trị kinh tế cao trong khu vực tăng lên là do tác động từ các họat động của mơ hình.

Đây là phân nhóm tiêu chí quan trọng mang tính chất quyết định của nhóm tiêu chí Hiệu quả. Tuy nhiên mơ hình lại chỉ đạt 0,5/4 điểm do môi trường đã được cải thiện nhưng chưa thật triệt để, chưa đánh giá thấy có sự phong phú thêm về nguồn lợi, năng xuất NTTS. Mặc dù vậy, cũng phải đánh giá có những thay đổi tích cực từ khi thực hiện mơ hình: do các quy định quản lý được tuân thủ tốt hơn, giảm thiểu khai thác ngao giống bừa bãi, giảm các phương tiện khai thác hủy diệt, giảm ô nhiễm môi trường từ NTTS và hoạt động sinh hoạt,…đã góp phần bảo vệ tốt hơn mơi trường, nguồn lợi thủy sản.

b) Hiệu quả về kinh tế - xã hội (7 điểm)

Phân nhóm tiêu chí này gồm 5 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí kép:

- Mức thu nhập của hộ: người được phỏng vấn cho rằng có sự tăng lên về thu nhập - Tỷ lệ lao động, việc làm: người được phỏng vấn cho rằng áp dụng mơ hình trong vùng làm tăng việc làm trong cộng đồng.

- Mức đóng góp đến giá trị sản xuất và thu ngân sách của địa phương (2 điểm): Tổng giá trị sản xuất thủy sản của vùng mơ hình trong giá trị sản xuất của địa phương tăng.

Mức đóng góp của mơ hình đến tổng thu ngân sách của địa phương. - Tỷ lệ đói nghèo (2 điểm):

Tỷ lệ hộ là ngư dân thành viên vùng nuôi ngao là hộ nghèo giảm sau khi áp dụng mơ hình.

Tỷ lệ hộ là thành viên vùng nuôi ngao là hộ nghèo giảm sau khi áp dụng mơ hình. - Mức chênh lệch giàu nghèo: Khoảng cách chênh lệch thu nhập của thành viên có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong vùng nuôi ngao giảm sau khi thực hiện mơ hình.

Mức điểm đạt được của mô hình ở phân nhóm này cũng không cao, đạt 4/7 điểm. Chỉ tiêu đạt điểm là tiêu chí về mức thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm tăng và giá trị sản xuất thủy sản lớn hơn. Mặc dù vậy, sự tác động đến các tiêu chí khác còn chưa cao hoặc chưa có tác động. Tuy nhiên, bước đầu mơ hình ĐQL đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân một cách bền vững.

Phân nhóm tiêu chí này gồm 6 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí kép:

- Mức xung đột trong nội bộ cộng đồng và giữa cộng đồng với các bên liên quan khác (3 điểm):

Người được phỏng vấn cho rằng có sự giảm về mức độ tranh chấp/mẫu thuẫn giữa các thành viên trong nội bộ vùng nuôi ngao.

Người được phỏng vấn cho rằng có sự giảm về mức độ tranh chấp/mâu thuẫn giữa các thành viên cùng nghề ở trong và ngồi vùng ni ngao.

Người được phỏng vấn cho rằng có sự giảm về mức độ tranh chấp/mẫu thuẫn giữa cộng đồng và các đối tác khác (khác nghề).

- Mức độ nhận thức của các bên trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường: người được phỏng vấn khẳng định họ đã thay đổi nhận thức và hành vi theo chiều hướng tốt so với trước khi có mơ hình.

- Mức độ thực hiện/tuân thủ các văn bản pháp luật và quy định (hương ước) của cộng đồng (3 điểm):

Người được phỏng vấn xác nhận có sự thay đổi tích cực trong thực thi/tuân thủ các các văn bản pháp luật và quy định của cộng đồng trong lĩnh vực thủy sản.

Người được phỏng vấn xác nhận có sự giảm thiểu các vụ phạm pháp. Số vụ vi phạm các quy định pháp luật và hương ước cộng đồng giảm.

- Mức độ tiếp nhận và phản hồi, giải quyết những kiến nghị hoặc vấn đề liên quan giữa các bên (2 điểm):

Người được phỏng vấn đã có những đề xuất, kiến nghị với các bên còn lại để giải quyết các vấn đề liên quan đến họat động của mơ hình.

Người được phỏng vấn thỏa mãn với cách giải quyết của các bên còn lại về vấn đề họ yêu cầu.

- Mức độ minh bạch thông tin trong quản lý thủy sản: người được phỏng vấn hài lịng với vấn đề minh bạch thơng tin ở địa phương trong lĩnh vực quản lý thủy sản.

- Năng lực quản lý của chính quyền và cộng đồng (2 điểm):

Cán bộ địa phương và cán bộ quản lý của tổ chức cộng đồng ngư dân khẳng định năng lực quản lý của họ được tăng cường là nhờ kết quả của mơ hình.

- Người trả lời phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mơ hình giúp hoạt động quản lý thủy sản trong vùng có hiệu quả hơn (thời gian, nhân sự, chi phí).

Ở phân nhóm này mơ hình đạt mức điểm khá 7,5 điểm/12 điểm. Mất điểm ở tiêu chí: “Mức độ tiếp nhận và phản hồi, giải quyết những kiến nghị hoặc vấn đề liên quan giữa các bên” và “Mức độ minh bạch thông tin trong quản lý thủy sản”. Tuy nhiên, mơ hình đã có hiệu quả tương đối rõ nét về thể chế và chính sách.

- Mâu thuẫn giữa các bên sử dụng nguồn lợi/hoạt động nghề cá cũng như giữa các bên sử dụng nguồn lợi/hoạt động nghề cá cũng như giữa các bên quản lý ngày một giảm: do có sự bàn bạc, thống nhất từ khi xây dựng đến khâu thực hiện quy chế, cơ chế quản lý nên giảm thiểu những mâu thuẫn nảy sinh. Bên cạnh đó, khi nảy sinh mâu thuẫn lại có sự bàn bạc, thống nhất cách giải quyết của các bên liên quan nên các mâu thuẫn đều có thể được giải quyết thỏa đáng cho các bên liên quan.

- Nhận thức và kiến thức của cộng đồng được cải thiện: do các hoạt động sinh hoạt cộng đồng được tổ chức khá thường xuyên đã nâng cao hiểu biết của người dân về nhiều phương diện; luật pháp, môi trường, nguồn lợi, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật.

- Có chi phí quản lý thấp hơn, hiệu quả thực hiện các quy định quản lý cao hơn: so với các chi phí chính phủ bỏ ra để thực hiện các quy định quản lý không dựa vào cộng đồng thì chi phí thấp hơn. Người đứng đầu điều phối mơ hình cũng là người ni ngao, bởi thế lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích cộng đồng, hình thức quản lý này mang lại hiệu quả cao.

Như vậy có thể nhận thấy: tại những nơi thực hiện mơ hình đã có những chuyển biến tương đối rõ nét về giảm thiểu mâu thuẫn, nâng cao nhận thức, chi phí quản lý hiệu quả nhưng cịn một số vấn đề khác cần hoàn thiện để đạt được hiệu quả cao hơn cho phân nhóm tiêu chí này về khía cạnh tiếp nhận - phản hồi thông tin, minh bạch thơng tin trong quản lý thủy sản.

3.2.3. Tính bền vững và khả năng nhân rộng của mơ hình (4 điểm)

Đây là nhóm tiêu chí quan trọng đảm bảo sự phát triển của các mơ hình ĐQL. Nhóm tiêu chí này có 2 tiêu chí kép:

- Tính bền vững của mơ hình (2 điểm):

Người được phỏng vấn cho rằng mơ hình sẽ tiếp tục triển khai và hoạt động tốt ngay cả khi những hỗ trợ từ bên ngoài chấm dứt.

Ngư dân thành viên cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tiền và/hoặc cơng để duy trì những quy định và họat động của mơ hình.

- Mức độ và khả năng nhân rộng của mơ hình (2 điểm):

Số lượng các cơ quan/đơn vị đến thăm quan học tập kinh nghiệm từ mơ hình. Số lượng các mơ hình mới tương tự được hình thành sau khi tham quan mơ hình. Mơ hình chỉ đạt 2 điểm ở phân nhóm này do mất điểm ở tiêu chí “Mức độ và khả năng nhân rộng mơ hình”: đã có một số cơ quan, đơn vị đến tham quan học tập kinh nghiệm nhưng chưa hình thành được mơ hình mới sau khi tham quan. Tuy nhiên qua phỏng vấn có thể nhận thấy tương đối rõ nét về quyết tâm của người dân và cán bộ địa phương về thực hiện mơ hình: người dân ln sẵn sàng tham gia đóng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đỗ thị huyền trang – k19 CHMT (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)