CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Tiêu chí đánh giá ĐQL
a) Cơ sở phương pháp
Quản lý dựa vào chính phủ
(Government – based management)
Quản lý dựa vào cộng đồng
(Community - based management)
Theo Sen và Jesper Nilsen (1996), đánh giá một mơ hình ĐQL phải dựa trên các đặc trưng sau: Tính bền vững, hiệu quả và cơng bằng:
- Tính bền vững: Phản ánh trên hai khía cạnh là mức độ ổn định và khả năng
phục hồi. Mức độ ổn định là xu hướng người sử dụng nguồn lợi ln duy trì được năng suất và các đặc tính sinh thái của nguồn lợi. Khả năng phục hồi là khả năng mà nguồn lợi có thể chịu đựng hay chống đỡ được với những thay đổi bất thường của mơi trường.
- Tính hiệu quả: là tính hiệu quả của chi phí cho giải pháp, cụ thể là giải pháp
phải tính đến việc giảm chi phí cho các hoạt động dịch vụ cho nghề cá hoặc tăng doanh thu thuần cho nghề cá.
- Tính cơng bằng: Phải xét trên 4 khía cạnh bao gồm tính đại diện, phân loại
q trình, các kỳ vọng giống nhau và tác động của phân phối. Tính đại diện đề cập đến mức độ nhóm sử dụng và các bên liên quan. Phân loại q trình đề cập đến tính minh bạch trong các giai đoạn của q trình quản lý.
b) Bộ tiêu chí đánh giá
Để có cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả của các mơ hình ĐQL nghề cá nhỏ, năm 2006 Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI) đã hỗ trợ Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản xây dựng và hồn thành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mơ hình ĐQL [2].
Bộ chí số đánh giá gồm 56 tiêu chí, chia làm 3 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn gồm các tiểu nhóm và nó cũng bao hàm được tính hiệu quả, bền vững và công bằng. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các tiêu chí về xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình (29 điểm).
- Mức nhu cầu thực hiện mơ hình từ phía chính quyền và cộng đồng (từ khi bắt đầu chọn điểm thực hiện mơ hình).
- Mức độ cần thiết phải thực hiện mơ hình. - Cơ sở pháp lý của mơ hình.
- Tính hệ thống của tổ chức cộng đồng ngư dân.
- Mức độ phối hợp giữa các bên trong tổ chức, thực hiện. Nhóm 2: Các tiêu chí về hiệu quả áp dụng mơ hình (23 điểm)
- Hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Hiệu quả về mặt quản lý, thể chế, chính sách.
Nhóm 3: Các tiêu chí về tính bền vững và khả năng nhân rộng của mơ hình (4 điểm). - Tính bền vững của mơ hình.
- Mức độ và khả năng nhân rộng của mơ hình.
Nội dung cụ thể của các tiêu chí được giới thiệu ở phụ lục số 3.
c) Cho điểm theo tiêu chí
Phương pháp đánh giá cho điểm theo bộ tiêu chí dựa trên cơ sở kết quả của họp nhóm, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu, tọa đàm trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu chí với thang điểm cho mỗi tiêu chí đơn lẻ như trong bảng 2.
Tùy thuộc vào sự biến đổi ở mỗi tiêu chí theo hướng thay đổi rất nhiều theo hướng tốt đạt điểm tối đa là 1 điểm. Chiều hướng thay đổi ít hơn đạt 0,5 điểm và tiêu chí đưa ra được nhận xét khơng có biến đổi sẽ đạt 0 điểm. Ngược lại tiêu chí chấm điểm có thay đổi theo chiều hướng xấu tùy theo mức độ sẽ đánh giá -0,5 điểm hay - 1 điểm.
Bảng 2: Cho điểm đánh giá mức đô đạt được các tiêu chí
(Kèm theo Bộ tiêu chí đánh giá)
Mức điểm
Nội dung thể hiện
1 Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập tăng nhiều)
0,5 Sự kiện thay đổi theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập
tăng)
0 Sự kiện không thay đổi (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập vẫn vậy)
-0,5 Sự kiện thay đổi theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập
giảm)
-1 Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mơ hình, thu nhập giảm nhiều)