Dựa vào đồ thị ta xác định được các giá trị Kf và n.
Cách tiến hành thực nghiệm:
Đối với florua
Lấy 1 g vật liệu cho vào thể tích 50ml các dung dịch F- có nồng độ ban đầu lần lượt là: 5, 10, 20, 40, 60, 80, 100 mg/L. Chuẩn về pH =7, lắc đến khi đạt cân
bằng hấp phụ thì dừng. Đem lọc qua giấy lọc băng xanh và xác định nồng độ F-
trong dịch lọc bằng phương pháp SPADNS.
Đối với photphat
Lấy 1 g vật liệu cho vào thể tích 50ml các dung dịch PO43- có nồng độ ban
đầu lần lượt là: 5, 10, 20, 40, 60, 80, 100, 200, 500, 1000 mg/L. Chuẩn về pH =7,
lắc đến khi đạt cân bằng hấp phụ thì dừng. Đem lọc qua giấy lọc băng xanh và xác
định nồng độ PO43- trong dịch lọc bằng phương pháp Vanadat-Molipdat.
kf ln n tg α = 1 / lnCe lnqe
Sau đó xây dựng 2 mơ hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich. Để
xác định mơ hình nào mơ tả tốt hơn quá trình hấp phụ, ta xét giá trị hệ số tương
quan R2 của đường tuyến tính. Hệ số R2 càng gần 1 thì mơ hình tương ứng phù hợp hơn. Xác định tải trọng hấp phụ cực đại được tính từ phương trình đẳng nhiệt
Langmuir dạng tuyến tính: e e e C q bq q C max max 1 1 + =
Xác định các hằng số Kf và 1/n từ phương trình Freundlich dạng tuyến tính: ln qe = ln kf + (1/n) ln Ce
Từ đó so sánh khả năng hấp phụ của các loại vật liệu đã chế tạo. Xác định vật liệu có khả năng loại F- hiệu quả nhất để đưa vào các nghiên cứu một cách triệt để hơn.
2.4.5. Xác định giá trị pH trung hòa điện của vật liệu
Giá trị trung hòa điện (Point of zero charge-pHpzc) là giá trị pH tại đó bề mặt vật liệu trung hịa về điện. Phương pháp xác định dựa trên giả thiết là các proton H+ và các nhóm hydroxyl OH- là các ion quyết định điện tích, vật liệu trong dung dịch sẽ hấp phụ H+ hoặc OH-. Điện tích bề mặt của vật liệu phụ thuộc vào pH của dung dịch. Các phân tử kim loại trên bề mặt có thể liên kết hoặc phá liên kết với proton của dung dịch phụ thuộc vào đặc điểm của vật liệu và pH của dung dịch. Do đó, bề
mặt tích điện dương khi kết hợp với proton của dung dịch trong môi trường axit và
tích điện âm khi mất proton trong mơi trường kiềm [17].
Phương pháp xác định pHpzc: lấy một lượng vật liệu cần nghiên cứu cho vào dung dịch KCl 0,1M, pH của dung dịch được điều chỉnh từ 2-12 bằng dung dịch
KOH 0,1M hoặc HCl 0,1M. Sau khi đạt cân bằng, xác định lại pH của dung dịch, gọi là pH sau (pHf) của dung dịch. Từ đó xác định được ∆pH=pHf – pH.
Vẽ đồ thị pH và ∆pH, đồ thị này cắt trục Ox tại giá trị nào thì đó chính là
pHpzc của vật liệu cần nghiên cứu.
Đặng Thị Thu Hương 38 Khóa K23- Cao học Hóa Mơi trường