.2 Vùng trồng lạc tập trung tại xã Hòa Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 84)

Với quan điểm phát triển là vùng trồng lạc hàng hóa tập trung phải đảm bảo 2 yêu cầu, đó là phù hợp với điều kiện vùng sinh thái và sản phẩm nông sản làm ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó chỉ đạo các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể vào cuộc tạo sự đồng thuận từ huyện đến các thôn, bản, vận động đoàn viên, hội viên tham gia chuyển đổi cây trồng. Dự kiến đến năm 2015 nâng diện tích trồng lạc lên trên 2.700 ha với sản lượng ước tích đạt khoảng 9.500 tấn.

Giải pháp để phát triển cây lạc cần phải được hướng thành chuỗi giá trị liên kết, gồm “4 nhà”: Nhà nông; nhà quản lý; nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Các nhà cùng chung tay, liên kết chặt chẽ với nhau để thống nhất quan điểm và đồng bộ trong sản xuất. Qua đó quy hoạch sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng; quản lý môi

tập trung, chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ trồng lạc vay vốn đầu tư sản xuất. Đặc biệt, tạo hành lang pháp lý thơng thống để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển vùng trồng lạc và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Huy động nguồn lực của địa phương gắn với chương trình bê tơng hóa đường giao thơng nơng thơn của tỉnh, đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông nội đồng, giao thông thôn bản tạo điều kiện cho phương tiện vào cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm sau thu hoạch.

e) Cây lâu năm

Nhiều năm nay, huyện Chiêm Hóa đã từng bước quy hoạch, xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung dựa trên cơ sở điều kiện đất trồng, năng lực, truyền thống thâm canh của nông dân địa phương và gắn với thị trường tạo điều kiện giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Hiện nay, tồn huyện có 706 ha diện tích trồng cây ăn quả, trong đó, cam là 309 ha, vải 112 ha, nhãn 252 ha còn lại là diện tích mận, mơ, quýt. Huyện chủ trương phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở một số xã có thổ nhưỡng phù hợp với điều kiện thâm canh như: Vùng trồng cây cam, quýt tập trung ở xã Trung Hà; vùng trồng cây vải thiều, nhãn lồng ở các xã Vinh Quang, Tri Phú. Ngoài ra, cây chuối cũng được người dân ở các xã Kim Bình, Tri Phú phát triển mạnh trong những năm gần đây, tổng diện tích chuối của tồn huyện 475 ha. Những vùng cây ăn quả này, được huyện thường xuyên quan tâm, quy hoạch, nhân dân duy trì và phát triển.

Dự kiến đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

+ Cây Cam: Đầu tư thâm canh 435 ha tại xã Trung Hà (415ha), Hà Lang (20ha).

+ Cây ăn quả chất lượng cao đặc biệt là cây Hồng khơng hạt. Diện tích khoảng 469,30ha được trồng ở một số xã như: Kiên Đài (300ha), Phú Bình (100ha),

Dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng vải, nhãn có khoảng 80ha.

+ Cây chuối: Với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc và cho thu nhập cao, đạt 120 triệu đồng/ha, chuối đang trở thành cây trồng chính và đóng vai trị quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn huyện. Cây chuối được tập trung ở một số xã như: Kim Bình, Tri Phú, Ngọc Hội... Dự kiến đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 diện tích trồng chuối trên địa bàn huyện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)