Thực trạng phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH

2.1.2 Thực trạng phát triển KT-XH

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hố nói riêng đã dần đi vào thế ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng cịn thiếu, vị trí địa lý - kinh tế bị ngăn cách, giao thông chưa thuận lợi nên mức độ giao lưu chưa cao và khó huy động nguồn lực bên ngồi.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt 12%, thấp hơn so với mức tăng bình qn của tồn tỉnh (13,53%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,2 triệu đồng/người/năm (tính theo giá hiện hành). b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng (giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện như sau: - Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 57,30% năm 2005 xuống còn 40,0% năm 2010;

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,80% năm 2005 lên 30,5% năm 2010;

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại - du lịch tăng từ 26,90% năm 2005 lên 29,5% năm 2010.

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 – 2010

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2010 Tăng,

giảm

1. Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 57,30 40,0 -17,30 2. Công nghiệp - xây dựng 15,80 30,5 +14,70 3. Dịch vụ - thương mại - du lịch 26,90 29,5 +2,60

Tổng số 100,00 100,00

(Nguồn: số liệu thống kê huyện Chiêm Hóa năm 2005, 2010) 2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản (tính theo giá thực tế) năm 2005 là 329.899 triệu đồng; đến năm 2012 đạt 1.464.103 triệu đồng, tăng gấp 4,43 lần so với năm 2005; giá trị, cơ cấu ngành năm 2012 cụ thể như sau:

* Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Mặc dù sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, sử dụng giống mới, khai thác diện tích đất ruộng một vụ… Nên ngành trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định.

Năm 2012, diện tích trồng lúa cả năm là 9.794,00 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 55,87 tạ/ha và sản lượng lúa đạt 56.680 tấn; Diện tích trồng ngơ 3.241 ha, năng suất đạt 43,83 tạ/ha và sản lượng đạt 14.205 tấn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 70.855 tấn, tăng 2.507 tấn so với năm 2005. Bình quân lương thực đạt 561 kg/người/năm, tăng 26 kg so với năm 2005.

Các cây công nghiệp ngắn ngày nhìn chung tăng cả về diện tích và sản lượng. Năm 2012, diện tích trồng lạc 2.637,00 ha tăng 910 ha so với năm 2005 ha, sản lượng đạt 8.430 tấn (năm 2005 sản lượng là 4.971 tấn); Diện tích trồng ngơ là 3.241,00 ha, sản lượng ngô đạt 14.205 tấn. Diện tích trồng khoai lang 663,00 ha, sản lượng đạt 3.524 tấn. Đối với cây đậu tương được trồng với diện tích 900,00 ha, sản lượng đạt 1.548 tấn.

Cây lâu năm trên địa bàn huyện gồm có chè và một số loại cây ăn quả. Năm 2012 sản lượng chè búp trên toàn huyện đạt 121 tấn. Diện tích đất trồng cam năm 2012 là 301,00 ha tăng 126,00 ha so với năm 2005, sản lượng đạt 1.489 tấn.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2012 đạt 1.000.431 triệu đồng (năm 2005 là 245.222 triệu đồng).

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển mạnh, dần chiếm tỷ trọng cao hơn trong nền kinh tế. Tổng đàn trâu của huyện có xu hướng giảm, năm 2012 có 28.483 con, giảm 12.044 con so với năm 2005. Tổng đàn bị có 854 con, giảm 2.410 con so với năm 2005. Tổng đàn lợn tăng mạnh trong những năm qua, năm 2012 đạt 74.717 con, tăng 12.512 con so với năm 2005, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4.604 tấn. Đàn gia cầm năm 2012 trên địa bàn huyện có 719.072 con giảm 206.833 con so với năm 2005. Việc phát triển chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn.

* Thuỷ sản

Do là huyện miền núi nên việc phát triển ngành thuỷ sản của huyện gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 tồn huyện có 408,00 ha tăng 31,00 ha so với năm 2005. Quy mô sản xuất nhỏ, tỷ trọng trong nền kinh tế thấp. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng đạt 498 tấn, sản lượng khai thác tự nhiên 12 tấn.

* Lâm nghiệp

Trong thời gian qua, công tác phát bảo vệ và phát triển rừng luôn được UBND huyện quan tâm thực hiện. Diện tích trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt

kế hoạch được giao. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng đã có nhiều cố gắng, diện tích rừng cơ bản được quản lý và bảo vệ tốt, độ che phủ rừng được nâng lên hàng năm .Trong năm 2012 huyện đã trồng mới được 3.396 ha rừng. Nâng diện tích đất có rừng lên 92.466,75 ha, chiếm 72,3% diện tích tự nhiên tồn huyện. Đồng thời trong năm đã khai thác được 55.116 m3 gỗ các loại đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân và xuất bán ra thị trường.[5]

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn 2005 - 2010 ngành công nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2005 - 2010 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế trong ngành công nghiệp nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển.

Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện (theo giá so sánh năm 1994) năm 2005 đạt 46.520 triệu đồng; đến năm 2010 đạt 170.179 triệu đồng, tăng gấp 3,66 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đạt 39,61%. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 141.978 triệu đồng.

Mặc dù ngành công nghiệp - xây dựng của huyện có bước tăng trưởng đáng kể, song cịn hạn chế về số lượng cơ sở và quy mô sản xuất, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ * Về thương mại, dịch vụ

Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế, hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều hơn sự lựa chọn. Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mạng lưới bán lẻ phát triển nhanh chóng đến tận các xã, thơn, bản.

* Về du lịch

Huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tư phát triển các điểm du lịch di tích lịch sử, danh thắng như: Khu di tích lịch sử Kim Bình, Nhà khách Quốc tế, Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hang Bó Ngoặng, thác Bản Ba… đồng thời phát triển du lịch lễ hội đặc biệt là lễ hội Lồng tông. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức, nên sự phát triển ngành du lịch, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện.

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số

Năm 2012 tồn huyện có 126.275 người với 31.501 hộ, trong đó dân số nơng thôn là 118.922 chiếm 94,17%; mật độ dân số trung bình tồn huyện 99 người/km2; tỷ lệ tăng tự nhiên là là 1,19%.

Tồn huyện có 18 dân tộc cùng chung sống. Người dân Chiêm Hố có nhiều kinh nghiệm trong việc SXNN, mặc dù trình độ lao động cịn hạn chế song với đặc tính cần cù và nhạy bén nên trong q trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên đã tạo ra nền văn hoá đa dạng về bản sắc.

b) Lao động, thu nhập và việc làm

- Trong năm 2012 đã tạo việc làm mới cho 4.445 lao động đạt 129,9% kế hoạch (trong đó: Xuất khẩu lao động là 65 lao động, đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước 1.650 lao động, giải quyết việc làm tại địa phương 2.730 lao động). Đào tạo nghề cho lao động nông thơn được 469 học viên/14 lớp);

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 8,2 triệu đồng/người/năm; - Các mục tiêu, chương trình xố đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Năm 2012 huyện đã triển khai hỗ trợ làm mới nhà ở cho 800 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 42,53% (theo tiêu chí mới). [30]

2.1.2.4 Trình độ dân trí, kinh nhiệm trong thâm canh và mức đầu tư của người nơng dân trong thâm canh

Huyện Chiêm Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, người dân vẫn chủ yếu sống dựa vào SXNN là chính. Trong những năm vừa qua được sự định hướng đúng đắn trong phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Chiêm Hóa nên trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá xã hội đã có nhiều bước tiến quan trọng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Công tác tuyên truyền, đặc biệt công tác khuyến nông, khuyến ngư được quan tâm. Chính vì vậy trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất, đầu tư thâm canh của người dân SXNN được nâng lên. Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn tồn tại một số vấn đề như:

- Đất sản xuất của các hộ dân đều manh mún, phân tán ở nhiều xứ đồng; - Đất cơng ích khơng để tập trung thành khu, mà hầu hết giao xen kẽ với đất của hộ gia đình, nằm rải rác ở nhiều xứ đồng của các thôn, bản;

- Đồng ruộng không được quy hoạch thành vùng chuyên canh lớn, hệ thống kênh mương thuỷ lợi chưa hợp lý;

- Do đất giao phân tán nên chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp;

- Sản xuất chủ yếu là thủ công, việc áp dụng cơ giới hoá và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế.

2.1.2.5 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

a) Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp

Diện tích nhóm đất nơng nghiệp năm 2012 tồn huyện có 118.722,05 ha, chiếm 92,84 % diện tích tự nhiên

Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 Thứ tự CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 127.882,10 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 118.722,05 92,84

1.1 Đất lúa nước LUA 5.650,71 4,42

1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.509,18 3,53 1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 728,56 0,57

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.310,62 4,15

1.3 Đất rừng sản xuất RSX 67.164,82 52,52

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 28.627,60 22,39

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 9.333,40 7,30

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 407,84 0,32

1.7 Các loại đất nơng nghiệp cịn lại

(gồm COC; HNK; NKH) 2.227,06 1,74

(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai huyện Chiêm Hóa 2012)

b) Tình hình biến động đất nông nghiệp

- Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005

Trong giai đoạn 2000 - 2005, mặc dù phải chuyển 490,59 ha đất SXNN cho các nhu cầu sử dụng phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng và phân bổ đất ở cho nhân dân, nhưng do làm tốt cơng tác khai hoang phục hố, đưa 28.861,69 ha đất chưa sử dụng vào SXNN và do điều chỉnh diện tích tự nhiên nên diện tích đất nơng nghiệp vẫn tăng thêm 28.853,34 ha.

*) Đất trồng lúa: Giảm 192,90 ha do chuyển sang đất có mục đích cơng cộng, đất ni trồng thuỷ sản, đất ở, đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp và đất sông suối mặt nước chuyên dùng.

Bảng 2.3: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 Chỉ tiêu Diện tích năm 2000 (ha) Diện tích năm 2005 (ha) Tăng (+) giảm (-) 1 2 3 4 5 6 Tổng diện tích đất tự nhiên 145.575,00 146.061,82 -486,82 1 Đất nông nghiệp NNP 102.587,82 131.441,16 28.853,34 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.793,82 8.171,93 621,89 1.2 Đất trồng lúa LUA 6.378,37 6.185,47 192,90 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.524,91 2.656,21 -131,30 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 18.353,18 28.957,69 -10.604,51 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 72.028,47 90.233,28 -18.204,81 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 524,50 1.044,70 -520,20 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 362,51 376,92 -14,41

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai huyện Chiêm Hóa 2005)

*) Đất trồng cây lâu năm

Do đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng, nên diện tích đất trồng cây lâu năm tăng thêm 131,30 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng sang, nâng tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của toàn huyện là 2.656,21 ha.

*) Đất lâm nghiệp

Do khai thác tốt diện tích đất chưa sử dụng và phấn đấu sử dụng tối đa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng các mục đích nơng nghiệp, phi nơng nghiệp. Chính vì vậy trong giai đoạn này đã nâng tổng diện tích đất lâm nghiệp lên 120.235,67 ha và tăng 29.329,52 ha so với năm 2000. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất: Tăng 10.604,51 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất rừng phòng hộ: Tăng 18.204,81 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất rừng đặc dụng: Tăng 520,2 ha do chuyển sang từ đất đồi núi chưa sử dụng. * Đất nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích đất ni trồng thuỷ sản tăng 14,41 ha do chuyển sang từ các loại đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chưa sử dụng.

- Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2012

Việc so sánh tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2012 được xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 (sau khi trừ đi phần diện tích đất trên địa bàn các xã Bình An, Hồng Quang và Thổ Bình) và số liệu thống kê đất đai năm 2012. Cụ thể tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)