CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến SXNN hàng hóa
1.3.1 Hội nhập kinh tế thế giới
Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng mang tính quy luật. Đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới có tác động nhiều mặt như:
- Hội nhập tạo thị trường cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô, phong phú về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Vì vậy, sẽ tạo cơ hội lớn hơn cho sản xuất kinh doanh theo hướng xuất khẩu.
- Hội nhập làm cho hàng hoá và dịch vụ của mỗi nước cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, đòi hỏi phải đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ.
Trong những năm tới, quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam càng được mở rộng. Hàng rào thuế quan khu vực đang từng bước dỡ bỏ trong tiến trình thực hiện AFTA; việc gia nhập WTO ngày 7/11/2006.
Tất cả xu hướng hội nhập đó vừa là những cơ hội thu hút đầu tư, vừa là thách thức cho các ngành sản xuất trong nước, trong đó có nơng nghiệp một ngành, lĩnh vực còn được coi như là ít chịu sự biến động của Hội nhập. Vì vậy, nơng nghiệp
Chiêm Hóa cần tạo ra các bước chuyển căn bản về KT-XH để góp phần cùng nơng nghiệp Tuyên Quang nắm lấy cơ hội và khẳng định vị thế này.
Theo dự báo, trong bối cảnh hội nhập, trong điều kiện phát triển kinh tế của nông nghiệp, các mặt hàng có lợi thế để phát triển là chế biến nông lâm sản, chế biến các hàng thủ công cao cấp… Đây là cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở các vùng nơng thơn Chiêm Hóa.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế thế giới cũng đã đặt ra cho nông nghiệp Chiêm Hóa những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế. Cùng với khả năng mở ra các cơ hội phát triển các ngành có lợi thế là những thách thức và cạnh tranh mới về những sản phẩm có lợi thế và khơng có lợi thế, trong đó có cả những sản phẩm nông nghiệp. Trong điều kiện của kinh tế mở, những sản phẩm có chất lượng cao, giá cạnh tranh sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường khi các hiệp định về thuế và phi mậu dịch được mở rộng. Tình trạng thua ngay trên sân nhà của những sản phẩm có lợi thế sẽ có nguy cơ xảy ra nếu các sản phẩm nơng nghiệp của Chiêm Hóa khơng có những chuẩn bị, những đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất.
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế đất nước
- Trong những năm qua, kinh tế nước ta có bước tăng trưởng ổn định với tốc độ khá cao. Dự báo, từ nay đến 2020, kinh tế nước ta tiếp tục có bước tăng trưởng nhanh trên 7% những năm 2005 - 2010 và khoảng 8% - 10% vào những năm 2011 - 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng các ngành là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Chiêm Hóa đã cùng cả nước có bước chuyển biến về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên so với yêu cầu, tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, nhất là ở khu vực nơng thơn. Vì vậy, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng các ngành trong cơ cấu kinh tế cả nước sẽ địi hỏi Chiêm Hóa, trong đó có kinh tế nơng nghiệp phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni một cách tồn diện, mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
Như vậy, sự phát triển KT-XH của cả nước, đã tạo ra cả những điều kiện thuận lợi và những sức ép đối với sự phát triển KT-XH của Chiêm Hóa, trong đó có
nơng nghiệp. Những thuận lợi và sức ép này những năm tới tiếp tục tác động đến phát triển KT-XH của Chiêm Hóa mà nơng nghiệp sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.
1.3.3 Tiến bộ KH&CN
Cách mạng KH&CN diễn ra trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới. Đối với nước ta, phát triển KH&CN là một trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn 2010 - 2020, chủ trương này chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:
- Sắp xếp lại và phát triển có hiệu quả các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh, đủ sức nghiên cứu, sáng chế cơng nghệ và tiếp thu có chọn lọc cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
- Đổi mới nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ tin học để phát triển nhanh KT-XH của các địa phương và tồn vùng... áp dụng cơng nghệ trong quản lý theo Chương trình xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp huyện Chiêm Hóa được xác định trong khoảng thời gian 7 năm đến 12 năm. Theo dự báo, đó là thời kỳ tiến bộ KH&CN sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Những thành tựu mới trong các lĩnh vực công nghệ điện tử, tin học, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ và trở thành nguồn lực chính của sự phát triển. Sự giao lưu hợp tác quốc tế và tồn cầu hố khơng chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà nó là chiếc cầu của giao lưu, truyền tải để các nước mau chóng tiếp cận và lĩnh hội được các thành tựu mới nhất về KH&CN. Đây là cơ hội để Việt Nam, Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hóa nói riêng thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu những tiến bộ KH&CN để phát triển KT-XH trong thập kỷ tới. Đối với nơng nghiệp, Chiêm Hóa việc tiếp cận và ứng dụng nhanh các thành tựu KH&CN có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì thời kỳ quy hoạch cũng là thời kỳ chuyển đổi căn bản của nông nghiệp
sang SXHH theo hướng CNH-HĐH.
Đối với phát triển kinh tế, cần đặc biệt chú trọng việc ứng dụng các thành tựu KH&CN mới vào việc chuyển đổi nền kinh tế, mở rộng các ngành nghề mới tạo thêm cơng ăn việc làm trong q trình đơ thị hố. Những thành tựu trong lĩnh vực sinh học cần được nhanh chóng áp dụng để đưa các giống mới vào sản xuất chăn ni có giá trị kinh tế cao, sản xuất lúa giống, lúa có chất lượng cao, phát triển các vùng cây ăn quả, phát triển các vùng rau sạch nhằm chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng nền nơng nghiệp sinh thái, nơng sản sạch, có giá trị cao.
Bên cạnh đó, sự tác động của tiến bộ KH&CN cũng đòi hỏi những thay đổi căn bản trong công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước trong quá trình tiếp cận nền kinh tế tri thức. Quá trình phát triển KH&CN địi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ và chất lượng cao, phải được qua đào tạo thích ứng với yêu cầu của từng ngành nghề, cần hướng tới những lĩnh vực trong tương lai với trình độ cơng nghệ hiện đại, lao động không qua đào tạo sẽ dần dần bị đào thải. Do vậy, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn ngay từ hôm nay phải được quy hoạch hướng tới các yêu cầu này. Sự phát triển của KH&CN và những thành tựu về công nghệ thông tin sẽ tạo các tiền đề làm thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý nhà nước về KT-XH. Tất cả các nguồn thông tin từ các hoạt động của các lĩnh vực KT-XH trên địa bàn, tình hình quản lý và khai thác các nguồn lực như đất đai, lao động, dân số, các nguồn đầu tư và các thơng tin hành chính khác sẽ được cập nhật một cách chi tiết và kịp thời.
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về quy hoạch nơng nghiệp hàng hóa trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước q lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất. Để cải thiện chất lượng đất các nhà khoa học đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nơng thơn một cách tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngồi hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt.
Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT (Sustainable Agriculture on Slopping Land Technology).
SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1 %, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5 %, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8 %, cộng đồng Châu âu 67,2 tỉ và 40,1 %, Áo là 1,6 tỉ và 69,8 %.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2012
2.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Chiêm Hố là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách tỉnh Tuyên Quang 67 km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Na Hang và huyện Lâm Bình; - Phía Nam giáp huyện n Sơn;
- Phía Đơng giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Tây giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 là 127.882,10 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 25 xã). Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 279 (tuyến QL có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện trong những năm tới.
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Chiêm Hóa có địa hình mang đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc và chủ yếu là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250, địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao, hệ thống sông, suối lớn. Đồi, núi thấp dần theo hướng Đông - Nam, xen kẽ đồi bát úp tạo điều kiện cho việc trồng cây nguyên liệu giấy và các cánh đồng phù sa nhỏ ven sông.
Địa mạo Cácxtơ là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của huyện Chiêm Hóa có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
a) Nhiệt độ:
- Nhiệt độ dao động từ 15,1 - 29,8 0C; biên độ dao động nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 23,2 - 24,3 0C. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 12, tháng 01, tháng 02 cao nhất là các tháng 6, 7, 8.
- Nhìn trung nhiệt độ trung bình năm phù hợp để phát triển các thảm thực vật, cây công nghiệp, cây SXNN và là môi trường tốt cho các động vật nuôi, động vật hoang dã. Tuy nhiên các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
2.1.1.4 Thủy văn
Chiêm Hố có nhiều sơng, suối lớn, độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối đều đổ dồn về sông Gâm, là nguồn thuỷ năng rất tốt cho phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Các suối lớn như Ngòi Đài, Ngòi Quẵng cùng nhiều khe suối nhỏ khác với tổng chiều dài khoảng 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống cho nhân dân...
2.1.1.5 Thực trạng môi trường
Chiêm Hố là một huyện miền núi có địa hình là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển. Mật độ dân số không cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh, môi trường thiên nhiên ở Chiêm Hố nói chung là tốt và có chiều hướng cải thiện dần. Địa bàn có nhiều sơng, suối, thác, hồ đập, các khu rừng
đặc dụng, di tích lịch sử... Nhiều khu vực trong huyện vẫn còn giữ được nét tự nhiên tạo nên những điều kiện cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch, dưỡng bệnh và nghỉ ngơi….
Tuy nhiên đến nay hệ thống bãi thải, xử lý rác thải chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo tiêu chuẩn quy định, chất thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa được xử lý kịp thời, việc sử dụng các loại hoá chất trong SXNN chưa đúng theo quy trình kỹ thuật nên có ảnh hưởng nhất định đến mơi trường đất, nước.
Hiện tượng xói mịn, rửa trơi làm giảm độ phì nhiêu của đất, các hiện tượng dị thường của khí hậu đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dịng sơng, suối vào mùa khô và mực nước ngầm giảm dần. Đến mùa mưa, lũ lụt thường xảy ra ở các xã phía