CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.7.3. Ảnh hưởng của chế độ nước đến diễn biến thế ơxy hóa khử của đất
Trong đất lúa ngập nước động thái Eh phụ thuộc vào 3 yếu tố là thời gian ngập nước, chế độ bón phân và sự sinh trưởng của cây lúa. Trong đó chế độ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với động thái Eh. Thời gian ngập nước càng dài thì Eh càng giảm và ngược lại.
Theo TS. Nguyễn Việt Anh (2009) [2] tiến hành thí nghiệm sự thay đổi Eh theo thời gian ngập nước cũng cho kết quả tương tự. Trong 8 ngày đầu sau khi ngập nước giá trị Eh giảm nhanh chóng (từ 129 mV xuống còn -84 mV và từ 168 mV xuống – 185 mV). Sau 8 ngày giá trị Eh có xu hướng khơng giảm theo thời gian ngập nước mà có xu hướng ổn định. Đến giai đoạn rút nước phơi ruộng sự tăng Eh phụ thuộc vào trạng thái bề mặt đất sau khi rút nước. Nếu bề mặt đất se mặt (khơng có vết nứt) giá trị Eh dao động từ 90 – 100 mV. Nếu bề mặt đất nứt chân chim, giá trị Eh đạt từ 150 – 200 mV.
Theo nghiên cứu của TS. Văn Huy Hải (1986) [24] về động thái của Eh trên bốn cơng thức: CT1 mẫu đất có bón thêm đạm dạng NO3-, CT2 mẫu đất bón rơm + đạm NO3-, CT3 mẫu đất bón phân chuồng + đạm NO3-, CT4 đối chứng khơng bón thêm gì cho kết quả như sau:
Cả bốn cơng thức Eh đều giảm trong vịng hai tuần đầu sau khi ngập nước. Trong đó trừ CT1 ra thì cả ba cơng thức nghiên cứu còn lại Eh đều giảm, mạnh nhất
là mẫu bón phân chuồng và rơm. Sau hai tuần đầu ngập nước thì chỉ số Eh tiếp tục giảm nhưng khơng đáng kể có thể coi ở mức ổn định.
Như vậy chế độ nước có ảnh hưởng tới Eh và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại các chất có trong đất lúa như N, P.