Tại CT1 – NTX hàm lượng NO3- giảm dần theo thời gian ngập nước. Về phía CT2 – NLP giai đoạn đầu ngập nước hàm lượng NO3- cũng giảm dần và khi rút nước phơi ruộng thì lại tăng. Khi cho ngập trở lại thì giảm, nhìn chung tốc độ khống hóa N – NO3- tại CT2 là lớn hơn CT1. Như vậy diễn biến hàm lượng NO3- tại thí nghiệm đồng ruộng giống với thí nghiệm trong phịng. Điều này có thể giải thích là do sự biến động NO3- trong thí nghiệm đồng ruộng khơng chịu tác động của phân bón cũng như cây lúa vì trong canh tác người dân sử dụng đạm urê (công thức (NH2)2CO) nên chỉ tác động đến sự biến động của NH4+. Mặt khác cây lúa là cây trồng khác với các cây khác là chúng sử dụng chủ yếu đạm ở dạng NH4+, trừ khi trong đất thiếu thì chúng mới sử dụng đến NO3-. Có thể kết luận rằng hàm lượng NO3- trong đất chịu ảnh hưởng của chế độ nước đặc biệt là chế độ tưới NLP làm gia tăng tốc độ khoáng hóa và hàm lượng NO3- trong đất (thời điểm 84 ngày sau cấy hàm lượng NO3- đạt 0,32 mg/100g đất tại CT1 trong khi đó tại CT2 chỉ đạt 0,27 mg/100g đất).
3.4.4. Biến động hàm lượng PDT thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng
Biến động PDT được thể hiện trong bảng 20 và hình 16 dưới đây:
Bảng 20: Biến động hàm lượng P dễ tiêu tại hai cơng thức thí nghiệm đồng ruộng
Giai đoạn sinh trưởng Số ngày sau cấy
CT1 – NTX CT2 - NLP
P2O5 (ppm) Thời điểm P2O5 (ppm)
Cấy – hồi xanh 4 141,82 Ngập 5 cm 180,1
11 64,74 69,16 Đẻ nhánh 18 50,1 Ngập 5 cm 48,8 25 39,9 Rút nước 42,79 Đứng cái – làm đòng 35 44,19 Ngập trở lại 5 cm 16,62 47 55,25 37,58 Trỗ bông 68 55,86 Ngập 5 cm 53,75 Ngậm sữa – chắc xanh 84 59,48 Ngập 5 cm 53,88