CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng
Thí nghiệm được bố trí và trình diễn tại xã Văn Hồng – Phú Xuyên – Hà Nội. Chọn khu ruộng có vị trí, địa mạo, điều kiện canh tác đặc trưng có thể đại diện cho tồn vùng nghiên cứu.
Khu thí nghiệm được bố trí hai cơng thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần (tổng cộng có 6 ơ thí nghiệm), kích thước 4x5 m. Các ơ được ngăn cách bởi bờ bao bằng đất, gia cố chống thấm bằng nilong.
Khu vực thí nghiệm có những đặc điểm giống nhau về địa hình, tính chất đất, giống lúa và thời gian gieo trồng cũng như chế độ bón phân. Như vậy điều kiện thí nghiệm là đồng nhất giữa các công thức, chỉ thay đổi chế độ tưới.
Chế độ bón phân ở hai cơng thức thí nghiệm được thể hiện trong bảng 5 bên dưới:
Bảng 5: Chế độ phân bón áp dụng cho hai cơng thức thí nghiệm
Loại phân ĐVT Bón lót Bón đẻ nhánh (7 – 10 ngày sau cấy) Bón đón địng (20 – 25 ngày sau cấy) Đạm urê Kg/ha 29 48,6 19,4 Lân bột
(Phân lân nung chảy) Kg/ha 270 – 280 − −
Kali Kg/ha − 27,78 27,78
Ở ơ thí nghiệm áp dụng chế độ tưới tiết kiệm nước. Quy trình tưới theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (10 ngày đầu sau cấy): duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 – 5 cm.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn đẻ nhánh): tưới ngập 5 cm nước cho đến khi ruộng cạn nước 3 ngày thì tưới tiếp. Khoảng 7 – 10 ngày kết thúc giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu thì tưới đến độ sâu 5 cm.
- Giai đoạn 4 (đứng cái – làm đòng): tưới như giai đoạn 2. Kết thúc giai đoạn này tưới 5 cm nước. Quy trình này nhằm tránh sự hình thành các vết nứt nẻ sâu làm phá hủy màng chống thấm thẳng đứng, làm tăng sự thẩm lậu của ruộng lúa.
- Giai đoạn 5 (giai đoạn trỗ bông): giai đoạn này ruộng cạn nước thì tưới ngay. - Giai đoạn 6 (giai đoạn chắc xanh – chín): tưới như giai đoạn 2. Khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch ngừng tưới.
Đối với ô đối chứng chế độ tưới thực hiện theo phương pháp truyền thống mà người dân địa phương đang áp dụng là tưới nông thường xuyên 3 – 5 cm.
Tiến hành đo pH, Eh và lấy mẫu đất phân tích vào từng giai đoạn phát triển của cây lúa như sau:
Bảng 6: Thời điểm lấy mẫu đồng ruộng phân tích STT Giai đoạn sinh trưởng Số ngày sau cấy STT Giai đoạn sinh trưởng Số ngày sau cấy
1 Cấy – hồi xanh 4
11 2 Đẻ nhánh 18 25 3 Đứng cái – làm đòng 35 47 4 Trỗ bông 68 5 Ngậm sữa – chắc xanh 84
Các chỉ tiêu phân tích được thể hiện trong bảng 7 dưới đây: Bảng 7: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
1 TPCG Theo phương pháp Katrinski – Gluskop
2 pHH2O Đo bằng máy Mettler – toledo dung điện cực thủy tinh
3 Eh Đo bằng máy Mettler – toledo (MX30) với đầu đo Inlab 581.
4 Chất hữu cơ (%OM) Theo Walkley – Black
5 NTS Phương pháp Kjendahl
6 P2O5TS Phương pháp so màu trên máy so màu quang điện với bước sóng 710nm
7 K2OTS Dùng máy quang kế ngọn lửa đo kali trong dung dịch phá mẫu
8 NDT dạng NH4+ Phương pháp so màu
9 NDT dạng NO3- Phương pháp Hans Pagel
10 PDT Theo phương pháp Olsen
11 CEC Phương pháp amoniaxetat