1.2. Tổng quan về Pin nhiên liê ̣u màng trao đổi proton
1.2.6. Tổng quan các nghiên cứu gần đây
Gần đây nghiên cứu của TS. Trần Duy Tập và cộng sự [27] đã chỉ ra rằng màng PEM ETFE về cơ bản có tính bền cơ học cao hơn Nafion 212.
Hình 1.5. Hình trích lược từ nghiên cứu [27]
Hình 1.6. Hình trích lược từ nghiên cứu [28]
Trong nghiên cứu sử dụng phổ hủy positron để đánh giá cấu trúc của ETFE [6], Sinh viên Trần Thị Thùy Trang đã phân loại thời gian sống để đánh giá kích
thước của các lỗ rỗng bên trong các màng ETFE ghép mạch và sunfo hóa ở cả pha tinh thể và vơ định hình.
Hình 1.7. Hình trích lược từ khóa luận tốt nghiệp [6]
Trong nghiên cứu sử dụng phổ FT-IR để định lượng và phân loại các nhóm nước trong màng PEM ETFE [5], Sinh viên Nguyễn Duy Phước đã chỉ ra sự đóng góp của 4 nhóm nước khi màng PEM ETFE được ngâm trong nước với các mức độ ghép mạch khác nhau.
Trong nghiên cứu phân tích phổ FT-IR thực nghiệm của các màng ETFE nguyên thủy, ghép mạch và sunfo hóa [3], Sinh viên Lê Y Khoa đã tìm hiểu các số sóng đặc trưng, bản chất của các mode dao động và sự phụ thuộc của chúng vào mức độ ghép mạch cũng như sunfo hóa.
Hình 1.9. Hình trích lược từ [3]
Trong nghiên cứu phân tích phổ FT-Raman thực nghiệm của các màng ETFE nguyên thủy, ghép mạch và sunfo hóa [4], Sinh viên Nguyễn Văn Lin đã tìm hiểu các số sóng đặc trưng, đưa ra các mode dao động, sự thay đổi cường độ, độ bán rộng đỉnh cũng như sự dịch chuyển số sóng khi tăng mức độ ghép mạch và tăng tỷ lệ sunfo hóa của mạch ETFE nguyên thủy. Tuy nhiên, bản chất của các mode dao động, phân loại đóng góp của chúng cần được nghiên cứu thêm dựa trên việc tính tốn mơ phỏng.
Hình 1.10. Hình trích lược từ [4]
Hạn chế của các nghiên cứu trrên là mới chỉ phân tích về mặt thực nghiệm, chưa có các nghiên cứu về lý thuyết mơ phỏng để có cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả, chỉ ra sự đóng góp của thành phần styrene và nhóm SO3H vào mạch ETFE ghép mạch và ETFE sunfo hóa.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN PHỔ RAMAN