Li ̣ch sử quang phổ ho ̣c Raman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc của màng ETFE trong pin nhiên liệu màng trao đổi proton bằng các kỹ thuật phân tích phổ (Trang 34 - 35)

2.1. Cơ sở lý thuyết về phương pháp phân tích phổ dao đô ̣ng Raman

2.1.1. Li ̣ch sử quang phổ ho ̣c Raman

Năm 1928, Sir Chandrasekhra Venkata Raman, nhà vâ ̣t lý người Ấn Đô ̣, đã khám phá ra hiê ̣n tượng mà sau này được đă ̣t theo tên ông bằng những du ̣ng cu ̣ đo rất thơ sơ. Ơng sử dụng ánh sáng mă ̣t trời làm nguồn sáng và kính viễn vo ̣ng làm collector thu nhận ánh sáng tán xạ, cịn detector chính là đơi mắt cùa ông. Năm 1930, ông được trao giải thưởng Nobel vật lý vì đã tìm ra hiê ̣u ứng Raman [8]. Hai yếu tố chính thức đẩy kỹ thuâ ̣t Quang phổ Raman phát triển:

Nguồn kính thích phát triển. Hiê ̣n tượng tán xa ̣ Raman được phát hiê ̣n vào năm 1928 nhưng mãi đến năm 1960 khi nguồn sáng laser ra đời, nó mới được quan tâm và phát triển. Với sự phát minh ra Laser (năm 1962), người ta đã nghiên cứu sử dụng một số loại Laser khác nhau để làm nguồn kích thích cho tán xạ Raman. Các loại laser được ứng dụng phổ biến thời đó là: laser Ar+(351,1 - 514,5 nm), Kr+(337,4 - 676,4 nm) và gần đây nhất là laser rắn Nd-YAG, (1.064 nm). Với nguồn kích thích bằng laser Nd-YAG, hiện tượng huỳnh quang do các dịch chuyển điện tử (mà nó có thể che phổ Raman) sẽ được loại trừ một cách đáng kể. Khi sử dụng ánh sáng laser làm nguồn kích thích, tán xạ Raman phát ra có cường độ lớn đủ để có thể ghi nhận được. Mặt khác, với kích thích bằng laser, hiện tượng huỳnh quang do các dịch chuyển điện tử (chúng che phổ Raman) được loại trừ đáng kể.

Máy đơn sắc, dectector, máy tính điê ̣n tử phát triển. Khởi đầu để ghi nhâ ̣n phổ Raman ngườ i ta dùng các kính ảnh, sau đó những năm 1950 dùng nhân quang điê ̣n. Hiê ̣n nay trong các thiết bi ̣ FT-Raman hiê ̣n đa ̣i, người ta sử du ̣ng mô ̣t trong hai loại detector chủ yếu là DTGS và MTC. DTGS hoa ̣t đô ̣ng ở nhiê ̣t đô ̣ phỏng, có tần số hoa ̣t đô ̣ng rô ̣ng, được sử du ̣ng rô ̣ng rãi hơn loa ̣i MTC. Detector loại MTC đáp ứng nhanh hơn và có độ nhạy cao hơn loại DTGS, nhưng nó chỉ hoạt động ở nhiệt

độ nitơ lỏng và bị giới hạn về tần số hoạt động. Do đó người ta chỉ sử dụng nó vào những mục đích đặc biệt mà thơi.

Cùng với sự phát triển của nguồn sáng kích thích, sự phát triển của các thiết bị khác như máy đơn sắc, detector, máy vi tính trong hệ đo quang cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của kỹ thuật Quang phổ Raman. Máy đơn sắc quyết định độ phân giải của phổ. Bộ phận chính của máy đơn sắc là cách tử - có mật độ vạch càng lớn thì cho độ phân giải càng cao. Detector ghi nhận tín hiệu quang và chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu điện. Độ nhạy của detector càng cao cho phép tín hiệu những tín hiệu quang càng nhỏ. Cuối cùng, máy tính điện tử là một bộ phận quan trọng, giúp xử lý, hiển thị phổ cũng như các thao tác tùy chọn khác, giúp cho việc phân tích phổ dễ dàng, nhanh chóng.

Vào những nặm 1960, việc nghiên cứu hệ thống quang học cho quang phổ Raman bắt đầu được chú trọng. Người ta sử dụng máy đơn sắc đôi, hơn nữa là máy đơn sắc ba cho các thiết bị phổ Raman bởi vì nó có khả năng loại trừ ánh sáng nhiễu mạnh hơn máy đơn sắc rất nhiều lần. Thờ i gian này, cách tử toàn ký cũng đã được sử dụng để tăng hiệu suất thu nhận ánh sáng tán xạ Raman trong các thiết bị Raman. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, người ta có thể thu được phổ Raman bằng phương pháp biến đổi FT-Raman. Các thiết bị FT- Raman được sản xuất lắp ghép với thiết bị FT-IR hay hoạt động độc lập như một thiết bị FT-Raman chuyên dụng [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc của màng ETFE trong pin nhiên liệu màng trao đổi proton bằng các kỹ thuật phân tích phổ (Trang 34 - 35)