Kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp

nghiệp hướng đến giảm phát thải khí nhà kính ở nước ta, đánh giá về cơng tác quản lý trong lĩnh vực nơng nghiệp từ góc độ giảm phát thải KNK. Tuy nhiên, các đề tài này chưa tập trung, đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực hoặc một vấn đề cụ thể. Một số đề tài mới chỉ dừng ở mức độ liệt kê vấn đề và báo cáo số liệu. Bên cạnh đó, một số đề tài sử dụng số liệu về thực trạng đã lỗi thời và có thể khơng cịn phù hợp với thời điểm hiện tại. Do đó, những giải pháp được các tác giả đề xuất trong các đề tài đó cũng cần phải xem xét lại để phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam cần được thực hiện sâu hơn, toàn diện hơn và cập nhật hơn nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp để thúc đẩy các hành động giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp

Trải qua nhiều thế kỷ phát triển của con người, hàm lượng KNK trong bầu khí quyển trái đất đã tăng lên rất nhanh. Hậu quả trực tiếp từ sự tăng hàm lượng KNK trong khí quyển trái đất là tình trạng nóng lên của trái đất, băng tan ở Bắc Cực và các thay đổi về thuỷ văn đã được nhận biết ở nhiều nơi. Rất nhiều nơi trên thế giới đã trở nên dễ bị tổn thương do các thay đổi của khí hậu trái đất, như hiện tượng hạn hán, lũ lụt và nắng nóng. Các thay đổi của mơi trường tự nhiên đã và đang ảnh hưởng lớn tới con người trên trái đất.

Nhiều báo cáo đã cho thấy, người dân ở các nước đang phát triển sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Biến đối khí hậu sẽ ảnh

hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ dân nghèo và đe dạo tới an ninh lượng thực ở nhiều quốc gia. Thích ứng với các biến đổi của khí hậu là rất cần thiết nhằm giảm thiểu các tác động xấu của hiện tượng khí hậu cực đoan và đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong vòng 2 - 3 thập kỷ tới, những nỗ lực của con người là đặc biệt cần thiết nhằm ổn định nồng độ các KNK và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu do BĐKH gây ra. Đối mặt và giải quyết các thách thức do BĐKH gây ra trên tồn cầu địi hỏi sự hành động của nhiều ngành/lĩnh vực, cũng như là sự thay đổi trong nhận thức và thói quen sinh sống của từng cá nhân. Những hành động này cần được thực hiện bởi nỗ lực chung của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Trong khi phần lớn các nỗ lực giảm phát thải KNK được các nước phát triển thực hiện thì cũng có rất nhiều cơ hội mà các nước đang phát triển có thể tận dụng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Nhận thức được những cơ hội bên cạnh những thách thức mà BĐKH mang lại, trong những năm gần đây, nhiều nước đang phát triển đã có những chính sách và kế hoạch rất cụ thể hướng tới sự phát triển bền vững.

1.3.1. Công nghệ canh tác nhà kính của Israel

Canh tác nhà kính được xem như một giải pháp cơng nghệ chìa khố trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel. Theo các nhà khoa học nơng nghiệp nước này, nhà kính nơng nghiệp cơng nghệ cao (Hi-tech greenhouses) là loại hình nhà kính ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại để tạo lập ra một môi trường sinh thái thuận lợi nhất có thể cho cây trồng sinh trưởng phát triển; để thực hiện các công nghệ thâm canh cao; để tối thiểu hố thậm chí có thể loại trừ các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sản xuất; để sản xuất ra loại nông sản thực

phẩm mà thiên nhiên không ưu đãi (trái vụ), thậm chí khơng sản xuất được ngồi mơi trường tự nhiên (như sản xuất nấm mỡ trên sa mạc); để tối đa hoá năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tối thiểu hoá các khoản chi phí sản xuất và đặc biệt là để tiết kiệm nước.

Ngồi mục tiêu sản xuất ra các nơng sản thực phẩm “sạch” an toàn cho sử dụng, canh tác nhà kính đã tạo ra một cuộc cách mạng về năng suất cho các loại cây trồng. Nhờ canh tác nhà kính mà năng suất cà chua ở Israel đã đạt mốc 500 tấn/ha/vụ hay 3 triệu bông hồng/ha/vụ [29]; cũng nhờ công nghệ canh tác nhà kính mà Israel đã biến sa mạc Negev tồn cát đá (chiếm 65% diện tích đất nước) trở thành một "cánh đồng xanh cơng nghệ cao" có năng suất cây trồng cao nhất thế giới. Trong mấy thập kỷ qua, nhà kính ở Israel chủ yếu sử dụng cho canh tác hoa, rau, các loại cây màu thực phẩm đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, như ớt, hành, tỏi, dưa v.v.. Hiện tại, Israel đang phát triển loại hình nhà kính dùng để sản xuất một số loại cây cảnh, cây ăn quả lưu niên vì mục tiêu thương mại và xuất khẩu như nho, táo, đào, lê, v.v.. Những năm gần đây các loại hình cơng nghệ nhà kính ở Israel khơng ngừng được phát triển nâng cao trình độ cơng nghệ đáp ứng chi tiết hơn, đa dạng hơn các nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển cơng nghệ nhà kính cho ngành trồng trọt, Israel còn phát triển thêm một số loại hình nhà kính sử dụng cho ngành chăn ni, chủ yếu cho chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ hải sản cơng nghệ cao trên sa mạc.

Nhà kính cơng nghệ cao Israel, ngoài việc đảm bảo yêu cầu kết cấu bền vững, yêu cầu cho việc thực hiện cơ giới hố đến mức cao nhất các cơng đoạn sản xuất, nhà kính cịn có thể cho phép đáp ứng đến mức cao nhất các nhu cầu về

kiểm sốt “tiểu khí hậu nhà kính”; kiểm sốt “sinh học nhà kính”; kiểm sốt “dịch hại” nhà kính; và thực hiện các biện pháp điện tốn điều chỉnh các yếu tố mơi trường sinh thái nhà kính.

Bên cạnh đó, khí nhà kính - CO2 là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, nhưng nó lại được cơng nghệ seambiotic của Israel sử dụng để nuôi trồng. Từ lâu con người đã biết tảo là lồi thực vật có thể mang lại giá trị cao gấp 30 lần so với bất kỳ loại cây trồng nào từng được biết đến, và nó cũng là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra phần lớn lượng ơxy cho chúng ta hít thở hàng ngày. Thức ăn chính của tảo là là CO2 và ánh sáng, và hệ thống seambiotic sẽ đem CO2 được phát thải từ các nhà máy biến thành nguồn cung cấp thức ăn cho tảo.

Tại các vùng châu Phi và Trung Đông, thứ khơng bao giờ thiếu đó là ánh sáng mặt trời, với thời gian có ánh sáng hàng năm cao nhất thế giới, hai khu vực này chính là thiên đường cho việc ni tảo. Cơng nghệ này vừa có thể giải quyết vấn đề phát thải CO2 ra khơng khí lại vừa đem lại giá trị kinh tế cao, đó là điều tuyệt vời mà người Israel đã mang lại cho thế giới.

1.3.2. Sử dụng mơ hình hệ thống Trái Đất của NASA ở phương Tây

Một nghiên cứu cơng bố mới đây trên Tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy hầu hết ngun nhân ơ nhiễm khơng khí ở phương Tây đều bắt nguồn từ canh tác nông nghiệp [20].

Chất thải chăn ni và phân bón có chứa nitơ ở các trang trại là nguồn phát thải khí ammoniac. Tuy nhiên, để hình thành nên sol khí nguy hại, phải có q trình đốt cháy chất thải. Do vậy, nếu khơng thể giảm khí thải ammoniac nơng nghiệp thì có thể hạn chế quá trình đốt cháy chất thải để cải thiện chất lượng khơng khí.

Sự tồn tại của các sol khí trong khơng khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Những sol khí vơ cơ cịn được gọi là PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet) là thành phần chính gây ơ nhiễm khơng khí. Các hạt PM2.5 là nguyên nhân gây ung thư phổi và các bệnh dễ tử vong liên quan tới tim phổi.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng Mơ hình hệ thống Trái Đất của NASA để theo dõi các sol khí. Hệ thống cho phép các nhà khoa học khai thác dữ liệu khí hậu và khí thải để tính tốn ơ nhiễm sol khí trên khắp thế giới trong năm tiền công nghiệp (1850), hiện tại (2010) và tương lai (2100).

Đồng thời, các nhà khoa học chạy mơ hình cho hai giả thiết: một là tất cả các khí thải do con người tạo ra bằng khơng và hai là khí thải nông nghiệp bằng không. Theo cách này, các nhà khoa học đã cô lập 3 nguồn gây ô nhiễm: tự nhiên, nông nghiệp và nguồn gây ô nhiễm do con người mà khơng có nơng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khí thải nơng nghiệp phải chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa nguyên nhân ô nhiễm do con người gây ra ở Mỹ. Nói cách khác, sản xuất lương thực, khơng tính đến q trình chế biến và vận tải, đã thải ra lượng PM2.5 bằng tất cả các hoạt động khác của người dân Mỹ gộp lại. Cịn tại châu Âu, phát thải nơng nghiệp phải chịu trách nhiệm cho 55% các hoạt động khiến khơng khí bị ô nhiễm do con người gây ra.

Nghiên cứu này cũng đưa ra một số thơng tin tích cực. Cụ thể, nhóm tác giả cho hay tính đến cuối thế kỷ này, PM2.5 do con người phát thải sẽ giảm, ngay cả khi khí thải ammoniac nơng nghiệp tăng gấp đôi vào thời điểm này. Lý do cho phát hiện có vẻ mâu thuẫn này là ammoniac cần các phát thải nitric oxide để hình thành sol khí, song việc phát thải loại khí này được dự đốn sẽ giảm ở Mỹ, châu Âu và khu vực phía đơng Trung Quốc.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, việc gia tăng sản xuất lương thực sẽ khơng ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí nếu chúng ta có thể kiểm sốt được q trình đốt chất thải nông nghiệp.

1.3.3. Thay đổi khẩu vị giúp bò thải ít khí methan hơn ở New Zealand

Trong một thí nghiệm [38], nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Julian Lee, Viện nghiên cứu nông nghiệp Grassland, New Zealand, đã làm thay đổi hàm lượng tannin (một chất hóa học màu nâu vàng tìm thấy trong nhiều loại cây cỏ) trong một loại cỏ. Sau đó, nhờ một thiết bị đo quấn vòng quanh cổ bò và cừu, các nhà khoa học xác định được lượng khí methan thốt ra trong q trình tiêu hóa thức ăn của chúng. Kết quả, khi nhai lại thức ăn này, động vật thải ra ít khí methan hơn 16%.

Một con bị hàng năm sản sinh ra 90 kg khí thải methane, tương đương với việc đốt 120 lít dầu lửa. Hiện New Zealand có 8 triệu con bị và 45 triệu con cừu. Chúng thải ra 90% lượng khí methane, tương đương 43% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tồn quốc. Với dự án thay đổi thức ăn động vật này, New Zealand mong muốn giữ cam kết về việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto về khí hậu.

1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam

Qua phân tích kinh nghiê ̣m của Israel , New Zealand và một số nước phương Tây, có thể rút ra bài học cho Việt Nam như sau:

Với một nền kinh tế cịn dựa nhiều vào nơng nghiệp trong các thập kỷ tới, khơng chỉ lúa gạo mà cịn các cây cơng nghiệp khác (cà phê, thuốc lá, cao su, hạt tiêu, điều,...), Việt Nam cần tập trung vào xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, áp dụng các công nghệ nông nghiệp tiên tiến nhằm duy trì và phát triển

chất lượng và sản lượng nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. Áp dụng các công nghệ mới này, bên cạnh sự tự chủ của Chính phủ Việt Nam, sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển cũng cần được tranh thủ song song với các nỗ lực giảm nhẹ thiên tai. Đây sẽ là một định hướng giảm nhẹ phát thải KNK và kết hợp với thích ứng BĐKH theo định hướng có lợi nhất cho Việt Nam.

Viê ̣c xây dựng, triển khai các chính sách giảm phát thải KNK cần phải được xem xét mơ ̣t cách tồn diện , trong đó, đòi hỏi có sự phối hợp chă ̣t chẽ giữa các bô ̣, ban, ngành.

Các chiến lược giảm phát thải KNK cần được triển khai một cách linh hoạt , kết hợp giữa các chính sách mê ̣nh lê ̣nh , kiểm soát song song vớ i các ưu đãi , hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật,... để khuyến khích sự hợp tác của các bên.

Cần nỗ lực khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của các bên liên quan trong các hoa ̣t đô ̣ng giảm phát thải KNK . Sự tham gia của cô ̣ ng đồng và các bên liên quan khơng chỉ đóng vai trị hợp tác, hỗ trợ các chính sách của chính phủ mà cịn có thể là động lực thúc đẩy cũng như giám sát cho những nỗ lực của Chính phủ trong mục tiêu giảm phát thải KNK.

Tâ ̣n dụng, đẩy ma ̣nh thu hút đầu tư là mô ̣t yếu tố quan tro ̣ng trong công tác giảm thiểu KNK , ứng phó với biến đổi khí hậu , đă ̣c biê ̣t như Vi ệt Nam là nước đang phát triển, nguồn vốn còn nhiều ha ̣n chế.

Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghê ̣ là mô ̣t trong những yếu tố tất yếu để đảm bảo hiệu quả các chính sách, hoạt động giảm phát thải và ngược lại, các cơ chế, chính sách là những giải pháp mang tính thúc đẩy, quyết định việc triển khai, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn giảm phát thải KNK.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP

Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát thải KNK ở nƣớc ta

2.1.1. Sản lượng lương thực, số lượng vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp

Bảng 2.1: Sản lƣợng lƣơng thực có hạt và một số loại cây hàng năm

Đơn vị tính: nghìn tấn Năm Loại cây 2005 2010 2012 2015 Lúa 35.832,9 40.005,6 43.661,8 45.200,0 Ngô 3.787,1 4.625,7 4.803,6 5.625,0 Mía 14.948,7 16.161,7 19.040,8 19.900,0 Lạc 489,3 487,2 470,6 550,0 Đậu tương 292,7 298,6 175,2 192,4 Sắn 6.716,2 8.521,6 9.745,5 10.700,0 Khoai lang 1.443,1 1.318,5 1.422,7 1.450,0

Bảng 2.1 cho thấy, sản lượng lương thực có hạt và các cây ngắn ngày ở Việt Nam tăng lên qua các năm, trong đó lúa là cây lương thực chủ đạo. Sản lượng lúa năm 2015 đạt trên 45,2 triệu tấn, tăng 1,13 lần so với năm 2010 và 1,26 lần so với năm 2005. Sản lượng lúa sản xuất ra không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm. Sản lượng ngơ của cả nước cũng có tốc độ tăng cao, năm 2015 đạt 5,63 triệu tấn, tăng gần 49% so với năm 2005, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngô nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản lượng một số loại cây hàng năm khác tương đối ổn định và có tăng qua các năm như sắn, mía, khoai lang, lạc, đậu tương.

Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt

và một số loại cây hàng năm

Đơn vị tính: nghìn ha Năm Loại cây 2005 2010 2012 2015 Lúa 7.329,2 7.489,4 7.753,2 7.680,0 Ngơ 1.052,6 1.125,7 1.118,3 1.230,0 Mía 266,3 269,1 297,9 305,0 Lạc 269,6 231,4 220,5 240,0 Đậu tương 204,1 197,8 120,8 130,0 Sắn 426,2 496,2 550,6 551,0 Khoai lang 185,3 150,8 141,6 142,0

Bảng 2.3: Năng suất một số cây lƣơng thực có hạt và cây hàng năm Đơn vị tính: tạ/ha Năm Loại cây 2005 2010 2012 2015 Lúa 48,9 53,4 56,3 58,9 Ngô 36,0 41,4 43,0 45,7 Mía 561,3 600,6 639,2 652,5 Lạc 18,1 21,1 21,3 22,9 Đậu tương 14,3 15,1 14,5 14,8 Sắn 156,8 171,7 177,0 194,2 Khoai lang 77,5 87,3 100,5 102,1

(Nguồn: Niêm giám thống kê & Faostat) [31]

Sản lượng cây trồng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng. Như vậy, sản lượng các loại cây trồng tăng lên qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 27)