Nhóm giải pháp điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 101 - 111)

5. Kết cấu luận văn

3.2 Một số giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệp

3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện

3.2.3.1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nơng nghiệp

Để có được hiệu quả cao trong giảm phát thải KNK trong nơng nghiệp địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với phát thải KNK có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cũng như tầm hiểu biết của các cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp gắn với giảm phát thải KNK, tiếp thu khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong việc quản lý nhà nước đối với BĐKH và giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả công việc cao. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước các cán bộ công chức quản lý cần phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cũng như tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình để bắt kịp với nhịp độ phát triển nhanh, mạnh như hiện nay; có các chính sách thu hút nhân tài nhằm xây dựng một bộ máy quản lý có đủ trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Nâng cao trách nhiệm, năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với các hoạt động giảm phát thải, tăng khả năng hấp thụ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng đất của các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình và cá nhân có liên quan.

- Hợp tác, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới về quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nơng nghiệp, sử dụng đất.

3.2.3.2. Về tài chính và thị trường cácbon

Ước tính rằng, ngân sách quốc gia hiện nay (khoảng 0,1% GDP) có thể đóng góp khoảng 1/3 nhu cầu tài chính để thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH giai đoạn này, phần cịn lại sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và đầu tư tư nhân.

Thị trường cácbon được xem là một trong những cơng cụ chính, quan trọng để giảm phát thải KNK. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tham gia vào thị trường cácbon là cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại, tạo nguồn thu tài chính và chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Muốn vậy, Việt Nam cần tiếp tục củng cố và thúc đẩy khai thác các cơ chế đầu tư song phương và đa phương về giảm phát thải KNK, bao gồm các cơ chế trong và ngồi khn khổ Nghị định thư Kyoto.

Thị trường cácbon còn là cơ hội lớn về kinh tế cho các nước tham gia. Khi tham gia sâu hơn vào thị trường phát thải cácbon, Việt Nam sẽ có cơ hội nắm bắt được những công nghệ mới trong giảm phát thải KNK, đạt được những thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia khác trong mua bán phát thải KNK; đồng thời, nâng cao nhận thức và xây dựng một thị trường cácbon ở nước ta trong tương lai.

Để có thể tiếp cận, tham gia hội nhập sâu hơn vào thị trường cácbon toàn cầu mà xu hướng phát triển là thị trường cácbon tự nguyện thì Việt Nam cần phải thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Một trong những hoạt động quan trọng trong xúc tiến thương mại là quảng bá sản phẩm hàng hố. Khơng giống

như những loại hàng hố bình thường, hàng hố trong thị trường này là các tín chỉ cácbon, do đó quảng bá hàng hố trong trường hợp này là cho các quốc gia, tổ chức trên thế giới thấy được khả năng giảm phát thải cũng như khả năng hấp thụ KNK ở nước ta. Việt Nam tuy đã có những bước đi quan trọng cho việc xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường cácbon toàn cầu nhưng những hoạt động cần thiết tiếp theo là: đánh giá tiềm năng giảm phát thải, hấp thụ KNK trong các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam, xây dựng các dự án giảm phát thải cho thị trường cácbon tự nguyện, nâng cao năng lực, quy định trong đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) cho các dự án giảm phát thải KNK. Bên cạnh đó, cần xác định rõ cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại đối với hàng hóa là tín chỉ cácbon trong thị trường mua bán phát thải cácbon.

Ngồi ra, cũng cần xây dựng các chính sách về phát triển thị trường cácbon trong nước, thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật - công nghệ giảm phát thải KNK trong các ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường cácbon tự nguyện ở Việt Nam.

3.2.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Kết cấu hạ tầng nông thôn là yếu tố quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế nơng nghiệp, do đó, để phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải tập trung đầu tư và phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho việc củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống điện - đường - trường - trạm, hệ thống các cơng trình thủy lợi, cấp thoát nước trên cả nước. Đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc sản xuất và vận chuyển các sản phẩm nông sản; đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, cấp thốt nước nhằm khắc phục tình trạng hạn hán và ngập úng kéo dài.

3.2.3.4. Về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin

- Nghiên cứu, áp dụng các quy trình, cơng nghệ sử dụng hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên đất, nước và giảm nhẹ phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp.

- Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân vơ cơ, công nghệ nhằm hỗ trợ, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để khai thác và sử dụng tối ưu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo trong và ngoài lưới điện quốc gia.

- Phát triển thị trường cơng nghệ, hình thành ngành cơng nghiệp năng lượng tái tạo và cung cấp dịch vụ trong nước.

- Đầu tư, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý có hiệu quả việc giảm phát thải khí nhà kính.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới thiên nhiên, mơi trường; sinh kế và nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kinh tế; và cơ sở hạ tầng của đất nước. Những tác động tiêu cực của BĐKH giờ đây khơng cịn được coi là một vấn đề mơi trường đơn thuần nữa mà đã trở thành một vấn đề mang tính kinh tế và xã hội.

Trước những thách thức do BĐKH gây ra Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất. Trong đó, việc triển khai thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK, thông qua các chiến lược, chương trình và đề án, là một trong những hoạt động quan trọng thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về BĐKH.

Những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải KNK đã đạt được những thành quả nhất định. Việt Nam đã xây dựng, hoàn thành Thông báo quốc gia lần thứ nhất và Thông báo quốc gia lần thứ hai cho Cơng ước khí hậu và đệ trình Ban Thư ký Công ước vào năm 2003 và 2010. Các TBQG của Việt Nam cung cấp các thơng tin về kiểm kê quốc gia khí nhà kính, phân tích; đánh giá tác động của BĐKH, đề ra một số giải pháp có tính khả thi ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các ngành và, lĩnh vực kinh tế-xã hội chủ yếu ở Việt Nam. Kết quả bước đầu từ các hoạt động này đã đem lại những tác động tích cực như: thúc đẩy quản lý rừng bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học; cải thiện sinh kế của người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương sống chủ yếu dựa vào rừng; thúc đẩy việc phát triển các công nghệ mới, thân thiện môi trường; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính…

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các nỗ lực giảm phát thải KNK của Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, khó khăn và thách thức.

Hiện nay, các bộ, ngành và lĩnh vực của Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình hoặc đề án có nội dung về giảm phát thải KNK. Các chiến lược, đề án này chưa có sự thống nhất và xuyên suốt, khiến cho các mục tiêu về quản lý, giảm phát thải KNK được đặt ra trong các giai đoạn có sự trùng lặp về thời gian nhưng về mục tiêu cụ thể thì chưa thống nhất. Ngồi ra, các đề án giảm phát thải KNK được các bộ, ngành xây dựng riêng cho lĩnh vực mình quản lý, mà khơng có một nghiên cứu đánh giá chung về các tiềm năng giảm phát thải KNK quy mô chung của cả quốc gia.

Công tác kiểm kê quốc gia khí nhà kính cịn có nhiều nhược điểm cần khắc phục để có số liệu chính xác phục vụ cơng tác hoạch định và đánh giá lựa chọn các phương án giảm phát thải KNK cho phù hợp. Cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm kê KNK còn thiếu, thời gian thu thập số liệu bị kéo dài; Hệ thống thu thập số liệu cho kiểm kê chưa hoàn chỉnh và đội ngũ chuyên gia, cán bộ chuyên trách cho kiểm kê KNK còn thiếu; Một số hệ số phát thải đặc trưng cho quốc gia chưa được nghiên cứu, xác định và thẩm định đầy đủ.

Một hạn chế nữa trong việc triển khai các chiến lược, chương trình và hành động nhằm giảm phát thải KNK tại Việt Nam trong thời gian vừa qua chính là sự thiếu nhận thức và tham gia của mọi thành phần và tầng lớp trong xã hội. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về quản lý phát thải khí nhà kính theo các nhóm đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư

nhân, các tổ chức và cá nhân có liên quan chưa được quan tâm và thực hiện hiệu quả.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam khơng có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính trong phạm vi Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, với trách nhiệm là một quốc gia trong cộng đồng quốc tế, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với năng lực quốc gia nhằm thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về BĐKH.

Bên cạnh đó, những thách thức đến từ vấn đề giảm phát thải KNK nên được nhìn nhận như là một cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường đối với Việt Nam. Việc cam kết giảm nhẹ ở mức độ phù hợp sẽ nhận được sự ủng hộ, cả về tài chính và cơng nghệ, của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Mang lại nhiều cơ hội tận dụng cơ chế tài chính, tài trợ quốc tế cho các hoạt động giảm nhẹ; thay đổi công nghệ, tăng cường hiệu quả kinh tế trong các lĩnh vực chủ chốt có tính cạnh tranh quốc tế; triển khai các công nghệ các-bon thấp, tiên tiến nhằm hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh; hỗ trợ các biện pháp giảm nhẹ cấp ngành, thu được lợi ích đi kèm như tạo việc làm, cải thiện môi trường tăng cường năng lực của Việt Nam khi đàm phán về các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và nâng cao năng lực trong xây dựng, thực hiện các dự án giảm nhẹ KNK.

Nhìn nhận vấn đề giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH ở cả hai mặt thách thức và cơ hội; đồng thời để nâng cao chất lượng của các hoạt động giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bên cạnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế thì việc tiếp tục có những cải cách nhằm hồn thiện hệ thống chính sách, mơi trường pháp lý, khung hỗ trợ và năng lực thực thi của các bên liên quan là đặc biệt quan trọng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (2012), Thơng tin tóm tắt về cơ chế phát triển sạch và thị trường cácbon quốc tế, Hà Nội

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,

Hà Nội

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030,

Hà Nội

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp, nông thôn đến năm 2020, Hà Nội

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiên (2016), Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Hà Nội

6. Bộ Tài ngun và Mơi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng

phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông báo quốc gia lần thứ 2, Hà Nội 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2010 -

Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược quốc gia về bảo vệ mơi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu

ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cácbon ra thị trường thế giới, Hà Nội

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án Quản lý chất thải vật nuôi Đông Á,

Báo cáo Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách phát triển năng lượng khí sinh học và phát triển thị trường kí sinh học ở Việt Nam, Hà Nội

13. Chính phủ (2007), Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm

nhìn đến 2025, Hà Nội

14. Chính phủ (2009), Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ mơi trường, Hà Nội

15. Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội

16. Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020,

Hà Nội

17. Chính phủ (2013), Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, Hà Nội

18. Dự án Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Kiểm kê khí nhà kính năm 2010, Hà

Nội

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/201,3 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hà Nội

20. Mai Khánh Linh (2016), Giảm ơ nhiễm khơng khí từ nơng nghiệp bằng cách nào?, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

21. Mai Văn Trịnh, Trần Văn Thể, Bùi Thị Phương Loan (2013), Tiềm năng

giảm thiểu phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất lúa nước Việt Nam,

Hà Nội

22. IPCC, Revised 1996, IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventory: Reference Manual;

23. IPCC, 2006, IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventory; 24. Kim Griggs (2002), New Zealand's belching animals, Wellington

25. Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Đức Hùng, Trần Thị Lệ Hà, Nguyễn Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 101 - 111)