Đánh giá thực trạng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp,

nghiệp, sử dụng đất

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã xây dựng thành cơng một số mơ hình quản lý, kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường như: Mơ hình hệ thống SRI ứng dụng kỹ thuật mới để giảm mật độ gieo cấy, giảm nước tưới, giảm phân hóa học và thuốc trừ sâu trong canh tác lúa, góp phần giảm thiểu phát

thải khí nhà kính nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân. Tại Việt Nam, SRI được Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Quốc gia và Cục Bảo vệ thực vật bắt đầu triển khai hướng dẫn cho nông dân tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2003. Theo thống kê, đến vụ đông xuân năm 2011, Việt Nam đã có hơn 1 triệu nơng dân ở 22 tỉnh thành miền Bắc áp dụng SRI, với tổng diện tích lúa được canh tác theo phương thức này là hơn 185 nghìn ha. Ngồi ra cịn có các mơ hình ni trồng thủy sản ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng cho vùng Duyên hải miền Trung; điều chỉnh cơ cấu chăn ni thích ứng với biến đổi khí hậu cho các vùng sinh thái; nghiên cứu, chọn tạo các giống vật ni ít phát thải khí nhà kính; thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở nơng thơn; xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ yếm khí nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đến năm 2013, đã có khoảng 500.000 cơng trình khí sinh học trên tồn quốc, trong đó 170.000 cơng trình do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật và trợ giá. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiê ̣p tốt áp du ̣ng cho rau quả Viê ̣t Nam nói riêng và nơng sản nói chung ) cũng góp phần vào mục tiêu giảm phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp.

- Quyết định số 932/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 quyết định nhiệm vụ xây dựng mơ hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính nơng thơn ở vùng Đồng bằng sông Hồng với nội dung: Xây dựng các mơ hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại 3 tỉnh là: Hưng n, Thái Bình, Hải Dương. Bao gồm: Xây dựng mơ hình thu gom và sản xuất biochar từ rơm rạ với quy mô 10 tấn phế

phụ phẩm/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh); xây dựng mơ hình thu gom và xử lý chất thải bằng công nghệ ủ compost với quy mô 10 tấn phế phụ phẩm/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh); xây dựng mơ hình thu gom và xử lý chất thải sau trồng nấm bằng công nghệ làm phân hữu cơ vi sinh quy mô 10 tấn/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh); xây dựng mơ hình ứng dụng biochar và compost, phân hữu cơ vi sinh trong canh tác lúa (1ha/mơ hình x 3 mơ hình x 3 tỉnh x 2 địa điểm). Tuy chưa có tổng kết đánh giá các mơ hình thí điểm thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt, nhưng những số liệu thu được từ các mơ hình thực nghiệm cho thấy kết quả rất khả quan trong việc giảm phát thải KNK, cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

- Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ kinh phí mua chế phẩm sinh học Compost Maker để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2014 đã thể hiện sự ủng hộ và khuyến khích của chính quyền địa phương đối với hướng tái chế phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Quyết định trên được ban hành xuất phát từ cơng trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Từ năm 2011, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mơ hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp),… Tại xã Hùng Sơn (Anh Sơn) có 120 hộ tham gia mơ hình và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm. Sau 30 ngày ủ, nguyên liệu được phân huỷ 100%, bón cho cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh. Chế phẩm sinh học Compost Maker đã và đang được sử dụng để sản

xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp ở các địa phương trong cả nước.

- Dự án“Hỗ trợ nơng nghiệp phát thải khí cácbon thấp” với nguồn vốn vay 74 triệu USD từ Quỹ Phát triển Châu Á của ADB (ADF) đã và đang được thực hiện. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Dự án được triển khai trong thời gian từ năm 2013 đến 2018 trên địa bàn 10 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng. Dự án gồm 4 hợp phần: quản lý chất thải chăn ni; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao cơng nghệ sản xuất nơng nghiệp cácbon thấp và quản lý dự án.

- Về sản xuất than sinh học: Than sinh học (biochar) là vật liệu rắn có hàm lượng cácbon cao được tạo ra khi nhiệt phân sinh khối trong điều kiện yếm khí và được đưa vào đất như là phương tiện giúp cố định cácbon trong đất, cải tạo và nâng cao chất dinh dưỡng đất. Biochar có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng phân lên gấp 2 đến 3 lần, cách làm này sẽ giữ được gần như tồn bộ thành phần chất dinh dưỡng có trong rơm rạ và các nguồn sinh khối nơng nghiệp khác, đặc biệt là gần 50% lượng cácbon. Lượng cácbon này sẽ giúp vi sinh vật trong đất phát triển, thúc đẩy quá trình cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng. Tại Việt Nam, sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp đang được bà con nông dân ở nhiều nơi như huyện Sóc Sơn (Hà Nội), huyện Nam Sách (Hải Dương), Thành phố Hưng Yên (Hưng Yên),… ứng dụng.

- Đối với nước ta, trong số những lồi cây có khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) được chú ý hơn cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt và hàm lượng dầu trong hạt khá cao. Vì vậy,

ngày 19/6/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã có Quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2025”. Sau 2 năm thực hiện Đề án, đã có những kết quả bước

đầu được ghi nhận, một số cơ quan và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm với những kết quả bước đầu khả quan. Để phục vụ nghiên cứu thử nghiệm, từ năm 2008 đến 2010, Tổng cục Lâm nghiệp đã cấp giấy phép cho 07 đơn vị nhập giống để trồng khảo nghiệm cây Cọc rào với số lượng là 28.608 kg. Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè (Cọc rào) với tỷ lệ dầu tới 32 - 37%.

Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp; quản lý, khai thác sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững đã được khẳng định trong những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đã và đang được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi) tương đối đầy đủ từ Luật Bảo vệ mơi trường đến các nghị định của Chính phủ, thơng tư, quyết định của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính,..., hệ thống các văn bản hướng dẫn của chính quyền địa phương. Điều này tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương có điều kiện thực hiện tốt cơng tác quản lý, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm,… các trường hợp gây ô nhiễm môi trường ở địa phương. Những giải pháp, biện pháp áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, khả năng thích ứng, chống chịu của cây trồng, vật nuôi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh,...: áp dụng các biện pháp canh tác khoa học,

hợp lý để giảm lượng phân bón; sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân vơ cơ; hệ thống canh tác tiết kiệm nước; xây dựng hầm biogas với các quy mơ khác nhau; những chương trình, dự án khoanh nuôi, bảo tồn, bảo vệ, trồng mới rừng; các biện pháp tái sử dụng phế phụ phẩm trong nơng nghiệp;... Sản xuất khí sinh học (biogas) trong lĩnh vực chăn nuôi đã trở nên quen thuộc với các hộ gia đình. Trang trại quy mơ vừa và lớn đã bắt đầu sử dụng khí sinh học do nhu cầu bức thiết và mong muốn sử dụng. Tính đến năm 2013, trên cả nước có khoảng 500.000 hầm phân hủy biogas sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm. Tuy nhiên, hầu hết các hầm này đều có quy mơ nhỏ (dưới 10 m3) được xây dựng bởi các hộ gia đình. Riêng chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do Chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến hết năm 2012 đã xây dựng được hơn 125.000 hầm. Mặc dù khơng có con số chính thức, nhưng người ta ước tính rằng có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích khoảng 100 - 200 m3, trong số đó hầu hết đều được khai thác bởi các trang trại ni lợn. Hiện nay có khoảng 17.000 trang trại lợn (với hơn 500 con lợn mỗi trang trại), và dưới 0,3% trong số đó có hầm biogas.

Có hai xu hướng chính sản xuất ứng dụng biogas tại Việt Nam: một là, sử

dụng biogas phục vụ đun nấu và phát điện cho chiếu sáng ở quy mơ hộ gia đình;

hai là, sử dụng biogas cho phát điện và làm nhiên liệu/sưởi ở một quy mô lớn

hơn (quy mơ cơng nghiệp). Một số mơ hình sử dụng hiệu quả năng lượng từ các hầm biogas: Cơng ty Mía đường Tuy Hịa (Phú n) dùng khí biogas đốt lị hơi thay thế dầu FO; Nhà máy Tinh bột Sơn Hải (Quảng Ngãi) tận dụng khí biogas trong sản xuất; Nhà máy Bia Sài Gịn (Thành phố Hồ Chí Minh) dùng khí biogas để phát điện; phường Thủy Xuân (thành phố Huế) dùng khí biogas thắp đèn chiếu sáng các phố xa trung tâm về đêm,...

2.3.2. Những tồn tại, bất cập

2.3.2.1. Về giảm phát thải bằng các biện pháp quản lý, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất

- Công tác quản lý đất đai trong nông nghiệp vẫn tập trung vào khai thác, sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường chưa thực sự được coi trọng.

- Mặc dù mơ hình lúa cải tiến SRI đã được khẳng định cả về lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường (giảm phát thải KNK) song việc mở rộng mơ hình thí điểm ra diện rộng cịn gặp nhiều khó khăn, người dân cịn ỷ lại trơng chờ vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ngồi ra, việc áp dụng SRI chủ yếu thông qua các trạm Bảo vệ thực vật nên việc triển khai chưa rộng, nông dân chưa được tiếp cận nhiều.

- Việc tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhu cầu sử dụng phân phân bón hữu cơ tại Việt Nam là rất lớn (ước tính khoảng 13 triệu tấn/năm) trong khi công suất sản xuất của các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trong nước (khoảng 500 nghìn tấn/năm) rất thấp so với nhu cầu. Trong khi đó chỉ tính riêng một số cây trồng chính như lúa, ngơ, cà phê, mía mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn phế phụ phẩm, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất phân bón hữu cơ.

- Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn ni quy mơ gia đình, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng cơng trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn ni hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ mơi trường. Vẫn cịn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử

lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra mơi trường bên ngồi gây sức ép đến môi trường.

- Về quy mô trang trại, cả nước có khoảng 23.500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa được kiểm sốt, hỗ trợ cung cấp thơng tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi.

- Nước thải sau biogas (với hàm lượng các chất hữu cơ, các chất gây hại vẫn còn cao hơn mức quy định) của đa số các hộ gia đình, cơ sở chăn ni có cơng trình khí sinh học thường xả thẳng ra mơi trường gây ô nhiễm đất, nguồn nước, phát thải KNK,…

2.3.2.2. Về khả năng dự trữ, hấp thụ cácbon trong các bể chứa hệ sinh thái nông nghiệp

Việc sản xuất và ứng dụng than sinh học (biochar) trong canh tác nơng nghiệp mới chỉ dừng lại ở mơ hình thí điểm, sản xuất biochar kết hợp với đun nấu ở quy mơ hộ gia đình cịn gặp nhiều khó khăn do phải tuân thủ khắt khe quy trình kỹ thuật. Khả năng nhân rộng mơ hình phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh phí từ bên ngồi.

2.3.2.3. Về thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng nhiên liệu sinh học từ cây nông nghiệp và phụ phẩm trong ngành nông nghiệp

Mỗi năm có gần 100 triệu tấn chất thải chăn nuôi thải ra, nhưng việc xử lý nguồn chất thải này đến nay còn quá khiêm tốn.Thị trường tiềm năng cho sản xuất khí sinh học tại Việt Nam là rất lớn, nhưng hiện chưa được khai thác triệt để. Theo khảo sát trong phạm vi Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam năm 2015, tỉ lệ hộ dân dùng đèn khí sinh học để thắp sáng mới đạt

21,1%, dùng bình nước nóng chạy bằng khí sinh học 1%, dùng máy phát điện 1,4%. Đáng nói, có những hộ thừa khí phải đốt bỏ, thậm chí nhiều hộ cịn xả ra mơi trường gây ơ nhiễm.Đối với các cơng trình biogas quy mơ vừa và lớn (chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy chế biến tinh bột sắn), lượng khí sinh học được tạo ra là rất lớn, nhưng chỉ một số ít đơn vị tận dụng nguồn năng lượng này để chạy máy phát điện. Hơn thế, cả nước hiện cũng mới chỉ có khoảng 10% số trang trại có cơng trình biogas.

2.3.2.4. Một số bất cập khác

- Thiết lập hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính; hệ thống Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định (MRV) các cấp; Công tác kiểm kê quốc gia khí nhà kính cịn có nhiều nhược điểm cần khắc phục (đến nay năm 2016 nhưng chỉ mới có số liệu kiểm kê năm 2010) để có số liệu chính xác phục vụ cơng tác hoạch định và đánh giá, lựa chọn các phương án giảm phát thải KNK cho phù hợp. Cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm kê KNK còn thiếu, thời gian thu thập số liệu kéo dài; hệ thống thu thập số liệu cho kiểm kê chưa hoàn chỉnh và đội ngũ chuyên gia, cán bộ chuyên trách cho kiểm kê KNK còn thiếu; một số hệ số phát thải KNK đặc trưng cho quốc gia chưa được nghiên cứu, xác định và thẩm định đầy đủ.

- Xây dựng và thực hiện hành động giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA).

- Áp dụng các công nghệ giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nơng nghiệp. -Tiếp cận nguồn tài chính trong và ngồi nước cho các hoạt động giảm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam (Trang 52)