CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU FERIT LỤC GIÁC LOẠ IM
1.3. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây về hạt
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Vật liệu ferit lục giác dạng khối đã đƣợc chế tạo và nghiên cứu tại khoa vật lý trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào pha tạp các nguyên tố đất hiếm nhƣ La, Nd nhằm thay đổi tính chất từ và điện của ferit lục giác [2] [3].
Đối với các hạt ferit lục giác loại M có kích thƣớc nanomet đã đƣợc nghiên cứu trong vài năm gần đây tại viện ITIMS, trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội. Các hạt ferit lục giác siêu mịn đã đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp sol- gel. Việc nghiên cứu các đặc trƣng về tinh thể, kích thƣớc hạt cũng nhƣ sự phân bố của các cation kim loại pha vào đã đƣợc tác giả khảo sát tƣơng đối tỉ mỉ trên cơ sở các số liệu giản
đồ X-ray, ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), phổ tán sắc năng lƣợng tia X (EDX) và phƣơng pháp phân tích nhiệt (DTA-TGA) đã chứng minh cho thấy các hạt ferit lục giác loại M tạo đƣợc là các hạt đơn pha khá đồng đều, có kích thƣớc vào cỡ nano mét, các cation kim loại pha vào phân bố khá đều trong mẫu. Ảnh hƣởng của các nguyên tố La, Al, Co pha vào đã đƣợc khảo sát và xác định. La pha vào làm hạn chế sự phát triển của kích thƣớc hạt, làm tăng đáng kể lực kháng từ và từ độ ở nồng độ 5% trong khi đó Co pha vào lại khơng hạn chế đƣợc sự phát triển của kích thƣớc hạt mà lực kháng từ và từ độ lại giảm khi nồng độ pha tạp tăng ở các mẫu sau khi nung thiêu kết ở các nhiệt độ cao hơn 9000C. Al pha vào vị trí của Fe làm cho kích thƣớc hạt, giá trị từ độ và nhiệt độ Curie của mẫu giảm nhƣng lại làm tăng lực kháng từ [5] [21].