Câu: Bản sắc văn hóa, tính cách văn hóa; sự biến động của hệ giá trị và biến đổi văn hóa.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NỘI DUNG VĂN HÓA HỌC ÔN THI (Trang 26)

hóa.

hóa.

Các giá trị mang tính hệ thống mà con người tạo ra phải được gìn giữ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên truyền thống văn hóa.

Trong số các giá trị văn hóa truyền thống, có những giá trị cơ bản nhất, mang tính ơn định cao nhất – đó là bản sắc văn hóa.

Xét về mặt từ nguyên thì trong tiếng Việt, Hoa, bản sắc (本本) là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, được biểu hiện ra ngoài. Ở các tiếng phương Tây, bản sắc (identity) là sự đồng nhất và là cách nhận dạng dân tộc (Latinh identitatem = đồng nhất, P. identifier = recognize, nhận dạng’).Với tiếng Nga, bản sắc (Самобытность) là tính đặc thù,độc đáo, không lặp lại. 3 nghĩa từ nguyên đó có thể coi là 3 đặc trưng của bản sắc văn hóa.

Là cái gốc, cái căn tính ôn định của một dtộc, nên trong VH, bản sắc phải là phần ÂM TÍNH nhất. Nếu văn minh chỉ ra trình độ phát triển của một xã hội, thì bản sắc văn hóa chỉ ra độ ơn định của một dân tộc: đó là những giá trị tồn tại lâu bền hơn cả (trong một khoảng thời gian dài) ở một nền văn hóa.

Cặp phạm trù “ơn định – biến đơi” (hay “tĩnh – động”) có liên quan đến cặp “vật chất – tinh thần”: Trong khoảng thời gian ngắn: tinh thần biến động, còn vật chất ôn định. Trong thời gian dài thì ngược lại.

Chỉ có giá trị tinh thần mới ôn định trong thời gian dài  bản sắc văn hóa chỉ có thể là các giá trị

tinh thần.

Việc nhận diện một giá trị văn hóa có phải là đặc trưng bản sắc hay khơng có thể dựa vào bốn dấu hiệu: (a) Là giá trị tinh thần; (b) Đã tồn tại tương đối lâu dài; (c) Là gốc, chi phối các đặc điểm khác của văn hóa (ứng xử, họat động, các giá trị vật chất…); (d) Nằm trong hệ thống, các đặc trưng bản sắc cho phép nhận diện, khu biệt nền văn hóa đó.

Bản sắc văn hóa của một dân tộc là một hệ thống các giá trị tinh thần tồn tại tương đối lâu bền hơn

cả trong truyền thống văn hóa dân tộc, chi phối các đặc trưng khác, tạo nên tính đặc thù khu biệt dân tộc ấy với các dân tộc khác.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong hệ thống thì phải là duy nhất . Tính ôn định, lâu bền của BSVH là tương đối, nghĩa là nó vẫn có thể biến đơi, nhưng rất chậm và khó khăn.

Là giá trị tinh thần, BSVH thể hiện ở cả lĩnh vực tinh thần lẫn vật chất, nhưng do bản chất ôn định (âm tính), nên BSVH thể hiện: ở lĩnh vực tinh thần rõ hơn vật chất; ở đàn bà rõ hơn ở đàn ông; ở nông thôn rõ hơn thành thị; ở người già rõ hơn người trẻ; ở giới bình dân rõ hơn lãnh đạo, trí thức, quý tộc.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NỘI DUNG VĂN HÓA HỌC ÔN THI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w