TRẦN THỊ THANH HỢP 43
Ánh sáng từ nguồn kích thích đơn sắc, được chiếu tới mẫu là các chấm lượng tử CdTe, CdSe/ZnS 10ML được phân tán trong dung môi. Khi đo, mẫu được chứa trong cuvet bằng thạch anh. Phát xạ huỳnh quang phát ra từ mẫu được thu lấy và được đưa vào khe của hệ máy đo, theo nguyên lý trình bày ở trên.
Các phép đo phổ huỳnh quang được tiến hành trên hệ máy quang phổ phổ huỳnh quang tại phịng thí nghiệm quang phổ laser, trung tâm Điện tử học lượng tử, Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Nguồn kích thích quang sử dụng trong nghiêm cứu là LED phát ra bước sóng 410 nm.
2.4.3 Phương pháp đo phổ hồng ngoại
Khi hấp thụ những bức xạ trong vùng hồng ngoại, năng lượng phân tử tăng lên 8-40 kJ/mol. Đây chính là khoảng năng lượng tương ứng với tần số của dao động biến dạng và dao động quay của các liên kết trong hợp chất cộng hóa trị. Sự hấp thụ xảy ra khi tần số bức xạ của tia tới bằng với tần số dao động riêng của một liên kết nào đó trong phân tử. Tần số dao động riêng của các liên kết trong phân tử được tính theo cơng thức:
Trong đó:
µ: khối lượng rút gọn
k: hằng số lực tương tác, phụ thuộc bản chất liên kết c: tốc độ ánh sáng,
ν: tần số dao động riêng của liên kết
Như vậy mỗi một liên kết có một tần số dao động riêng xác định, phụ thuộc vào bản chất các nguyên tố tham gia liên kết và mơi trường mà liên kết đó tồn tại.
Phổ hồng ngoại của các chất được đo trên máy Nicolet – Impact 400FTR ở
phòng hồng ngoại – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.4 Phương pháp đo thời gian sống huỳnh quang
Để khảo sát thời gian phát huỳnh quang của tổ hợp chấm lượng tử CdTe - rhodamine so sánh với thời gian phát huỳnh của riêng chấm lượng tử, tôi sử dụng thiết bị đo thời gian phát huỳnh quang của các tổ hợp này.