Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 45)

Khi nghiên cứu vai trị của rối loạn NST gây nên vơ sinh một số tác giả đã nhận xét rằng: rối loạn NST sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Rối loạn NST ở nam giới gây vô sinh do không sản xuất được tinh trùng hoặc có rất ít tinh trùng, cịn ở nữ giới do buồng trứng khơng sản sinh ra trứng. Cơ chế chính xác về bất thường NST gây vơ sinh ở các cặp vợ chồng cũng cịn nhiều vấn đề đang tranh luận, nhưng các tác giả đều cho rằng bất thường NST có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng ở nam giới và quá trình tạo trứng ở nữ giới [36], [76], [50]

Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu về rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau. Dưới đây chúng tơi xin trình bày thống kê kết quả của một số tác giả nghiên cứu trước so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3

41 (10,96%)

Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát của một số tác giả trên thế giới

Tác giả Năm Số cặp vợ chồng Tỷ lệ rối loạn NST

Raczkiewicz B và cs [64] 1983 311 4,18% Hens và cs [32] 1988 500 1,3% Testart và cs [81] 1996 261 2,68% Maschede & cs [50] 1998 434 3,8% Peschka & cs [62] 1999 781 13,1% Nazmy [54] 2001 376 9,04% Clementini và cs [20] 2004 2078 1,47% Kayed & cs [36] 2006 2650 3,06% Marchina và cs [46] 2007 470 2,55% Smogavec & cs [76] 2009 290 15% Rosenbusch [70] 2010 340 3,26% Butnariu và cs [18] 2010 80 12,5% G.M Tiboni và cs [84] 2011 1146 1,53% Trần Cúc Ánh 2012 187 10,96%

Như vậy, bảng thống kê kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ bất thường NST mà chúng tôi phát hiện được là 10,96% , ở nhóm tương đối cao, tương tự như kết quả nghiên cứu của Peschka (13,1%), Nazmy (9,04%), Smogavec (15%), Butnariu (12,5%)… Kết quả của chúng tôi ở mức cao hơn so với các nghiên cứu của Raczkiewicz B, Hens, Testart, Maschede, Clementini, Kayed, Marchina, Rosenbusch, G.M Tiboni …

Nhìn chung qua nghiên cứu của các tác giả trước cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ở từng nghiên cứu là khác nhau, tỷ lệ này thay đổi từ 1,3% đến 15%. Theo chúng tôi, tỷ lệ thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như khác nhau về thời gian nghiên cứu, kích thước mẫu nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn bệnh nhân của từng tác giả nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu di truyền tế bào, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào quần thể dân cư nghiên cứu khác nhau.

3.4. Tần số rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Tổng số 41 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát có biểu hiện rối loạn NST (ở người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tơi phát hiện có 13 trường hợp người vợ (chiếm 3,48%) và 28 trường hợp người chồng (chiếm 7,48%).

0 5 10 15 20 25 30

Rối loạn NST ở người vợ Rối loạn NST ở người chồng Số lượng

Số lượng

Hình 2. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Theo Keyed và cs khi phân tích 2650 cặp vợ chồng cho thấy, bất thường NST dẫn tới vô sinh xảy ra ở cả hai giới nhưng nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, trong 162

13 (3,48%) 28 (7,48%) Giới Số lượng Người chồng Người vợ Người chồng

trường hợp bất thường NST thì ở người chồng có 138 trường hợp (chiếm 85,19%) và người vợ có có 24 trường hợp (chiếm 14,81%) [36]. Smogavec và cs phân tích NST của 290 cặp vợ chồng vơ sinh cũng cho thấy tỷ lệ nam giới mang bất thường NST cao hơn nữ giới, có 11,8% trường hợp mang bất thường NST thì nam giới chiếm 6,8% và nữ giới chiếm 4,8% [76]. Theo một báo cáo khác của Nazmy ở 21 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở người chồng cao hơn ở người vợ (9,52% người chồng mang rối loạn NST, trong khi đó ở người vợ là 4,76%) [54]. Pasinska và cs phân tích NST của các cặp vợ chồng vơ sinh đã cho rằng: Các trường hợp vô sinh nguyên phát rất phức tạp và khó khăn trong việc tìm ra các ngun nhân [61]. Nhìn chung, các rối loạn di truyền gây vô sinh nguyên phát ở các cặp vợ chồng chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, trong các rối loạn đó thì rối loạn NST thường gặp hơn ở người chồng và rối loạn NST tỷ lệ nghịch với nồng độ tinh trùng gây vô sinh ở nam giới [19].

Như vậy nhìn chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đều chỉ ra rằng sự bất thường về NST phát hiện ở các cặp vợ chồng vơ sinh ngun phát thì rối loạn NST ở người chồng là cao hơn ở người vợ. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện trong số các cặp vợ chồng có biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người chồng cũng cao hơn ở người vợ. Pao-Lin Kuo (2002) đã có nhận xét rằng: Hậu quả của rối loạn NST đối với sự sinh sản là khác nhau giữa người nam và người nữ: những tế bào sinh dục của người nam mang những đoạn NST không ghép cặp được và khơng thể hồn thành quá trình giảm phân và tự chết. Trái lại ở người nữ có hệ thống kiểm tra chất lượng xuất hiện trong quá trình tạo trứng [59]

3.5. Các biểu hiện rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vơ sinh ngun phát

Khi phân tích NST của 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) chúng tôi phát hiện trong số 41 trường hợp mang rối loạn NST thì:

33 trường hợp (chiếm tỷ lệ cao 80,49%) có biểu hiện rối loạn NST giới tính gồm 25 trường hợp ở người chồng và 8 trường hợp ở người vợ.

8 trường hợp (chiếm tỷ lệ 19,51%) có biểu hiện rối loạn NST thường, bao gồm 3 trường hợp ở người chồng và 5 trường hợp ở người vợ.

Bảng 4. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Các biểu hiện rối loạn

Người vợ Người chồng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nhiễm sắc thể giới tính 8 61,54 25 89,29 Nhiễm sắc thể thường 5 38,46 3 10,71 Tổng số 13 100 28 100 Nhận xét:

Trong tổng số 41 trường hợp có rối loạn NST thì rối loạn NST giới tính hay gặp hơn ở cả người vợ và người chồng so với rối loạn NST thường.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Keyed và cs, khi nghiên cứu 2650 cặp vợ chồng vô sinh cũng phát hiện được 117 trường hợp rối loạn NST giới tính và 45 trường hợp rối loạn NST thường [36]. Theo báo cáo của Rosenbusch khi nghiên cứu 430 cặp vợ chồng thì rối loạn NST giới tính (18 trường hợp) cũng cao hơn rối loạn NST thường (10 trường hợp) [70]. Các nghiên cứu của các tác giả Hens, U.A Mau, Maschede… cũng đều cho kết quả tỷ lệ rối loạn NST giới tính cao hơn rối loạn NST thường [32] [47] [50].

3.5.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ trong các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

3.5.1.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ

Khi phân tích NST của 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) vô sinh nguyên phát chúng tôi phát hiện trong số 13 trường hợp rối loạn NST ở người vợ, trong đó có 8

trường hợp mang rối loạn NST giới tính bao gồm 7 trường hợp mang rối loạn số lượng NST và 1 trường hợp mang rối loạn cấu trúc NST. Karyotyp của các bệnh nhân này được chúng tơi trình bày trong bảng 5.

Bảng 5. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 45, X 1 2 45, X [50]/46, XX [50] 2 3 46, XX [60]/47, XXX [40] 3 4 45, X [50]/46, XX [30]/47, XXX [20] 1 5 46, XX, t(X;20)(q22;q13) 1 Tổng số 8 Nhận xét:

13 trường hợp rối loạn NST có 8 trường hợp rối loạn NST giới tính trong đó hội chứng Turner có 4 trường hợp; 3 trường hợp là hội chứng 3 nhiễm sắc thể X và 1 trường hợp mang rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 21 và NST X.

Hội chứng Turner có 1 trường hợp thể thuần 45, X; 2 trường hợp thể khảm hai dòng tế bào karyotyp là 45, X [50]/46, XX [50]; 1 trường hợp thể khảm ba dịng tế bào có karyotyp là 45, X [50]/46, XX [30]/47, XXX [20]

3 trường hợp hội chứng 3 nhiễm sắc thể X đều ở thể khảm hai dòng tế bào karyotyp là 46, XX [60]/47, XXX [40]

Như vậy đa số các trường hợp rối loạn NST giới tính ở người vợ mà chúng tơi phát hiện được là rối loạn số lượng NST giới tính, tất cả đều là hội chứng Turner và hội chứng 3X, chỉ có 1 trường hợp mang rối loạn cấu trúc ở dạng chuyển đoạn.

so với rối loạn về cấu trúc NST trong nhóm rối loạn NST giới tính, hay gặp nhất là hội chứng Turner do rối loạn trong hội chứng Turner làm giảm sản tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục gây vô sinh [90].

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả U.A Mau, Meschede, Clementini, Rajangam, Marchina, Rosenbusch … thì trong các rối loạn về số lượng NST giới tính hay gặp nhất ở người vợ là hội chứng Turner ở thể khảm, còn ở thể thuần ít gặp. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này không gặp trường hợp thể thuần nào. Ở người phụ nữ hội chứng Turner thể khảm có những triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, gây rối loạn nhẹ hơn thể thuần nên khó phát hiện, chỉ khi nào đi khám vô sinh và xét nghiệm NST mới phát hiện được [47] [50] [20] [65] [46] [70].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phát hiện được 2 trường hợp có hội chứng Turner ở thể khảm hai dịng tế bào 45, X/46, XX; 1 trường hợp Turner thể khảm ba dòng tế bào 45, X/46, XX/47, XXX và có 1 trường hợp Turner ở thể thuần 45, X . Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của U.A Mau phát hiện ra 4 trường hợp 45, X/46, XY và 2 trường hợp 45,X/46,XX/47,XXX. Hay như báo cáo của Maschede và cs khi nghiên cứu rối loạn NST của 447 cặp vợ chồng, kết quả đã phát hiện thấy có 8 trường hợp người vợ có karyotyp 45, X/46, XX và 4 trường hợp 45,X/46,XX/47,XXX.

Ngồi hội chứng Turner thì hội chứng 3X cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới, thường gặp với tần số cao. Hầu hết nữ giới có karyotyp 47, XXX có cân nặng, chiều cao bình thường nhưng thường phát triển trước tuổi dậy thì, bị vơ kinh hay kinh nguyệt khơng đều và có khả năng sinh sản nhưng có thời kỳ mãn kinh sớm vào khoảng 30 tuổi so với mức trung bình là khoảng 50 tuổi, bệnh nhân hội chứng 3X rất hiếm gặp các trường hợp bất thường của cơ thể nên rất khó được phát hiện, thường phát hiện được khi bệnh nhân đến khám vì lý do vơ sinh và làm xét nghiệm NST [70]. Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện ra 3 trường hợp mang hội chứng 3X ở thể khảm có karyotyp là 46, XX[60]/ 47, XXX[40]

hợp hội chứng Turner mang rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn NST giữa NST X và NST 20 (nhóm F) có karyotyp là 46,XX,t(X;20)(q22;q13). Theo Vasu VR (2009) thì chuyển đoạn xảy ra giữa NST X và NST thường hiếm gặp cả ở nam và nữ. Sự chuyển đoạn giữa NST X và NST thường liên quan đến suy giảm buồng trứng ở vô sinh nguyên phát hay thứ phát, rối loạn chức năng buồng trứng và giảm khả năng sinh sản ở nữ giới [86].

3.5.1.2. Các biểu hiện rối loạn NST thường ở người vợ

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện được 5 trường hợp mang rối loạn NST thường ở người vợ. Karyotyp của các trường hợp này được chúng tơi trình bày trong bảng 6

Bảng 6. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn NST thường ở người vợ

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 45, XX, t(21q; 21q) 1 2 45, XX, t(13q;15q) 1 3 46, XX, del(16)(q22) 1 4 46, XX, dup(1)(q12) 1 5 46, XX, inv(12)(p13.q13) 1 Tổng số 5 Nhận xét:

5 trường hợp rối loạn NST thường ở người vợ đều là rối loạn về cấu trúc NST : 2 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 21 với NST số 21 và giữa NST số 13 với NST số 13.

1 trường hợp mất đoạn nhánh dài NST số 16 1 trường hợp lặp đoạn nhánh dài NST số 1 1 trường hợp đảo đoạn NST số 12.

sinh nguyên phát cũng phát hiện được 6 trường hợp ở người vợ mang rối loạn NST thường, trong đó 3 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn giữa các NST (13;14), (2;5), (1;8); 1 trường hợp đảo đoạn NST số 2; 1 trường hợp lặp đoạn NST số 18 và 1 trường hợp 47,XX + mar [20]. Theo nghiên cứu của Rajangam và cs cũng phát hiện được 5 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;13) và (13;14) khi phân tích NST của 1666 cặp vpwj chồng vô sinh [65]. Haidl và cs khi nghiên cứu 305 cặp vợ chồng vô sinh cũng phát hiện được 2 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;14) và (14;15) ở người vợ [29]

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 2 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;15) và (21;21) có karyotyp là 45, XX, t(21q; 21q) và 45, XX, t(13q;15q) .

Ngoài những trường hợp bất thường do chuyển đoạn thì mất đoạn xảy ra ở nhánh ngắn hoặc nhánh dài trên NST thường cũng có thể gặp ở những bệnh nhân vô sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Punam Nagvenkar cũng phát hiện thấy một trường hợp vơ sinh có mất đoạn dài NST số 16. Sự mất đoạn NST 16 thường liên quan đến một số bệnh như ung thư võng mạc, ung thư vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt [6]. Bên cạnh đó, Lakshim Rao và cs cũng phát hiện được một hợp mất đoạn ở nhánh ngắn của NST số 4 và hai trường hợp mất đoạn ở nhánh ngắn của NST số 13 [66]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 1 trường hợp người vợ mang rối loạn mất đoạn NST số 16 với karyotyp là 46,XX, del(16)(q22). Nhưng có thể đoạn bị mất khơng chứa gen quan trọng nên không gây ra những biến đổi về hình thái hoặc dị tật ở các cơ quan ảnh hưởng đến đời sống nhưng có thể gây nên rối loạn trong q trình giảm phân tạo các giao tử.

Ngoài các rối loạn chuyến đoạn, mất đoạn gây vơ sinh thì rối loạn NST dạng lặp đoạn và đảo đoạn cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở người. Theo kết quả nghiên cứu của Clementini và cs cũng phát hiện thấy ở người vợ có 1 trường hợp lặp đoạn NST số 18 và 1 trường hợp đảo đoạn NST số 2. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện được 1 trường hợp lặp đoạn NST số 1 và 1 trường hợp đảo đoạn NST số 12. Theo Voiculescu, Barbi, Wolff, Steinbach … thì đảo đoạn NST số 12 hay xảy ra trong các biểu hiện rối loạn về cấu trúc, đây được coi là các rối loạn nhỏ và không liên quan đến các bất thường về kiểu hình [87].

Theo Nahla A. Nazmy khi nghiên cứu 376 cặp vợ chồng bất thường về sinh sản (sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật hoặc vơ sinh) đã có kết luận rằng: Rối loạn NST có thể dẫn tới vơ sinh, sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong q trình tạo giao tử, các NST bất thường có thể đi vào các giao tử và di truyền sang thế hệ con cháu hoặc có thể làm rối loạn hay làm ngừng q trình giảm nhiễm hoặc có thể tạo các giao tử bất thường và những giao tử bất thường này rất ít có cơ hội thành cơng trong q trình thụ tinh [54]

3.5.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người chồng trong các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát vô sinh nguyên phát

3.5.2.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Bảng 7. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát (Trang 45)