Sự thay đổi nồng độ Fe(II) và Mn(II) hòa tan theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khử đến sự giải phóng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong mẫu đất lúa xã đại áng, thanh trì, hà nội (Trang 58 - 60)

3.3.3. Động thái của các kim loại nặng

Trong môi trường khử, các KLN thể hiện những động thái khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động thái của KLN phụ thuộc vào (1) bản chất của KLN, (2) điều kiện pH-Eh của môi trường (Davranche và Jean-Claune, 2000a, 2000b, 2002), (3) sự có mặt của nồng độ Fe(II) và Mn(II) (Thompson và nnk, 2006a, 2006b; Narwal và nnk, 1999; Ahumada và nnk, 1999; Kabala và Singh, 2001); SO42- trong môi trường đất (Livera và nnk, 2011), (4) hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Liang và nnk, 2010; Sparks và nnk, 1997a, 1997b), (5) đặc điểm khoáng sét trong đất.

Kết quả về động thái giải phóng KLN (Cu, Pb và Zn) trong đất lúa đã được thể hiện ở hình 14. Động thái của các kim loại nặng ở cả 3 mẫu đất có sự tương đồng. Nhìn chung, khả năng hịa tan của Zn là cao nhất, sau đó đến Cu và Pb. Xu hướng này thể hiện ở tất cả các mẫu đất trong cả 2 thí nghiệm. Điều này khá phù hợp với thực tế rằng hàm lượng tổng số của Zn trong đất là cao nhất, sau đó là Cu và Pb. Khi chất hữu cơ và oxit Fe-Mn bị oxy hóa, các KLN hấp phụ trên chúng sẽ bị giải phóng, làm gia tăng nguy cơ ơ nhiễm KLN ở các tầng đất sâu hơn

Trong thí nghiệm sử dụng nước cất, nồng độ các KLN đạt giá trị tối đa sau một khoảng thời gian nhất định, sau đó có xu hướng ổn định, rồi tiếp theo là xu hướng giảm nhẹ nồng độ. Nồng độ Cu trong mẫu đất ĐA 1 đạt giá trị cao nhất trong 21 ngày thí nghiệm với giá trị 0,701 mg L-1, giảm không đáng kể xuống cịn 0,692 mg L-1 sau 28 ngày thí nghiệm, sau đó có xu hướng giảm dần và đạt 0,547 mg L-1 trong ngày cuối cùng của thí nghiệm. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện đối với kim loại Pb và Zn.

Trong thí nghiệm sử dụng nước sông Nhuệ cũng xuất hiện xu hướng giảm nông độ KLN ở các mẫu đất tương tự như thí nghiệm sử dụng nước cất, tuy nhiên biên độ giảm sâu hơn.

Xu hướng biến động của KLN sẽ được giải thích rõ ràng hơn trong phần tiếp theo của luận văn.

52

(a)

(b)

Mẫu ĐA 1 Mẫu ĐA 2 Mẫu ĐA 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khử đến sự giải phóng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong mẫu đất lúa xã đại áng, thanh trì, hà nội (Trang 58 - 60)