Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại Infra Red (IR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposit graphen oxit mno2 và ứng dụng để xử lý một số kim loại nặng trong môi trường nước (Trang 32 - 33)

Chương 2 : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2. Nghiên cứu đặc trưng xúc tác bằng các phương pháp vật lý

2.2.1. Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại Infra Red (IR)

Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc phân tích cấu trúc vật liệu nhanh. Nguyên lý của phương pháp dựa trên sự tương tác của các bức xạ điện từ miền hồng ngoại (400 – 4000 cm-1) với các phân tử nghiên cứu. Quá trình tương tác đó có thể dẫn đến sự hấp thụ năng lượng, có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc của các phân tử.

Phương trình cơ bản của sự hấp thụ bức xạ điện tử là phương trình Lambert-Beer:

A = lgIo/I = £.l.C

Trong đó: A – mật độ quang

Io, I – cường độ ánh sáng trước và sau khi ra khỏi chất phân tích C – nồng độ chất phân tích (mol/l)

l – bề dày cuvet (cm) £ - hệ số hấp thụ phân tử.

Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Khoa Hóa Học

---------------------------------------------------------------------------------------------

Do có độ nhạy cao nên phương pháp phổ hồng ngoại được ứng dụng nhiều trong phân tích cấu trúc, phát hiện các nhóm chức đặc trưng trên bề mặt vật liệu.

Phổ IR của mẫu vật liệu được ghi theo kỹ thuật ép viên với KBr trong vùng 400 - 4000 cm-1, ở nhiệt độ phòng, trên thiết bị đo phổ hồng ngoại Nicolet iS 10- Mỹ tại khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên- Đại Quốc Gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposit graphen oxit mno2 và ứng dụng để xử lý một số kim loại nặng trong môi trường nước (Trang 32 - 33)