2.4. Sơ đồ đo phổ tần số tổng của D-glucose
2.4.2. Quy trình thí nghiệm đo phổ tần số tổng của D-glucose
B1. Sấy khô mẫu D-glucose với nhiệt độ ~900C trong thời gian ~24h. B2. Khởi động và làm nóng hệ đo theo đúng quy trình tiêu chuẩn.
B3. Đo phổ tần số tổng của mẫu D-glucose đã được sấy khô theo bốn cấu hình phân cực khác nhau: SSP, PSP, PPP và SPP. Mẫu được rắc đều lên đế thuỷ tinh rồi đặt lên bàn mẫu. Dải bước sóng hồng ngoại được đặt từ 2800 cm-1 đến 3000 cm-1 (vùng CH). Thí nghiệm được cài đặt để chọn lấy 100 điểm số liệu trên mỗi phép đo với bước nhảy là 3.
B4. Làm ẩm mẫu D-glucose khô theo quy trình chuẩn bị mẫu như trình bày ở trên. Khối lượng đường và nước được xác định chính xác nhờ cân điện tử do đó tuỳ theo thời gian làm ẩm khác nhau sẽ thu được các mẫu ướt với nồng độ nhất định.
Hình 2.10: Ảnh chụp thực tế hệ quang học và bàn đặt mẫu của phép đo tần số tổng của D-glucose.
B5. Mẫu ẩm được rắc đều lên đế thuỷ tinh và đo với cài đặt thí nghiệm tương tự như của mẫu khơ.
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để kiểm tra sự phụ thuộc của tín hiệu SFG vào trạng thái phân cực của các chùm sáng tới, phổ SFG của D-glucose đã được thu theo bốn cấu hình khác nhau lần lượt là SSP, PSP, PPP và SPP. Đây chính là tổ hợp của các trạng thái phân cực khả dĩ của chùm tới và tín hiệu thu được: ký tự S và P lần lượt biểu thị cho trạng thái mà ở đó vector cường độ điện trường E vng góc và song song với mặt phẳng tới. Trạng thái phân cực của chùm hồng ngoại được giữ không đổi là P. Giản đồ chi tiết của bốn cấu hình đo được chỉ ra trong hình 3.1.
Hình 3.1: Giản đồ miêu tả tổ hợp các trạng thái phân cực khác nhau của chùm khả kiến (1), chùm hồng ngoại (2) và tín hiệu SFG thu được (3)
PPP SSP PSP SPP 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2 3