Hiện trạng khai thác, sử dụng nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thành và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển quảng bình (Trang 113 - 114)

Mức độ cung cấp nƣớc sạch phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của ngƣời dân vùng cát ven biển là khơng đồng đều và cịn ở mức thấp. Hiện nay trên tồn tỉnh có trên 40 trạm cấp nƣớc tập trung quy mơ nhỏ đến trung bình đang hoạt động, trong đó 31 cơng trình khai thác NDĐ thuộc khu vực ven biển với tổng lƣu lƣợng là 9.188m3

/ngày. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt cho đơ thị Đồng Hới, nguồn nƣớc chính đang đƣợc khai thác từ hồ Phú Vinh và Bàu Tró là 9.000m3/ngày, trong đó, hồ Bàu Tró đáp ứng 45% [65,71]. Khu vực nông thôn ven biển hiện đang sử dụng nguồn NDĐ là chính. Các cơng trình khai thác nƣớc gồm giếng đào, giếng khoan UNICEF, đặc biệt một số vùng chƣa có hệ thống cấp nƣớc tập trung, điều kiện khai thác nƣớc ngầm khó khăn thì phải sử dụng nƣớc sơng hoặc nƣớc mƣa.

Quảng Bình có tới 9 bãi tắm và nhiều điểm nghỉ mát nổi tiếng tại Nhật Lệ, Hòn La, Đá Nhảy, Lệ Thủy,...hàng năm đón tiếp nhiều lƣợt khách du lịch. Lƣợng nƣớc cung cấp cho các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng,...phần lớn đƣợc khai thác tại vùng cát ven biển với lƣợng nƣớc trung bình hàng năm khoảng 165.000 m3

(định mức sử dụng nƣớc là 150 lít/ngƣời.ngày cho khoảng 1.100.000 ngƣời - năm 2008).

Trƣớc đây, việc khai thác và sử dụng nƣớc cho mục đích sinh hoạt của nhân dân ở đây diễn ra chủ yếu theo thói quen và quan niệm lạc hậu. Nhận thức trong việc bảo vệ mơi trƣờng nói chung và NDĐ chƣa cao và khơng đồng đều, họ ít quan tâm đến chất lƣợng nƣớc trong ăn uống, sinh hoạt. Đến nay, trên địa bàn, phần lớn các hộ gia đình sử dụng nƣớc ngầm qua giếng khoan hoặc qua trạm cấp nƣớc tập trung và đã hạn chế loại hình khai thác nƣớc bằng các giếng đào.

Trong những năm gần đây các cơ quan chức năng của tỉnh đã làm tốt công tác nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch

tăng từ 40% (năm 2003) đến trên 60% (năm 2008). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận ngƣời dân sống ở vùng cồn bãi, ven sông, ven biển và miền đồi núi, điển hình có xã Ngƣ Hịa, Thanh Thủy, Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy) có tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc sạch chỉ đạt từ 20 - 30% dân số, do nguồn nƣớc một số nơi bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc khó khai thác nên họ vừa phải sử dụng nƣớc từ sông, suối kém chất lƣợng vừa lại không đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn.

Do điều kiện địa hình bị phân cắt, đặc điểm phân bố NDĐ phức tạp, trong khi điều kiện phân bố dân cƣ không tập trung, thƣờng kéo dài dọc ven biển và điều kiện hạ tầng cơ sở còn chƣa phát triển nên việc cấp nƣớc cịn gặp nhiều khó khăn.

Theo tính tốn cho sản xuất nơng nghiệp, thì vụ Đơng Xn cần lƣợng nƣớc tƣới cho cây lúa từ 5.500 - 6.200m3/ha, vụ Hè Thu từ 5.500 - 6.000m3

/ha, cho hoa màu và cây ăn quả lâu năm khoảng 1.700 - 2.500m3/ha. Trong vùng nghiên cứu có trên 71.509 ha đất nơng nghiệp, trong đó có 28.117 ha đất trồng lúa vụ Đơng Xuân, 24.000 ha đất trồng vụ Hè Thu và hơn 19.302 ha trồng hoa màu và cây ăn quả lâu năm [9,14,70,71].

Nhƣ vậy, lƣợng nƣớc tƣới phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm sẽ cần khoảng 140,5 triệu m3

cho vụ Đông Xuân, 120 triệu m3 cho vụ Hè Thu và 96,5 triệu m3

cho hoa màu và cây ăn quả lâu năm.

Vùng cát ven biển có điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án nuôi thủy hải sản. Nhu cầu sử dụng nƣớc khá lớn, cứ mỗi hecta ao nuôi tôm trên cát trong một vụ sử dụng từ 9.836 - 18.130m3 nƣớc.

Các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn chƣa lớn, nhƣng với công nghệ hiện nay, nƣớc phục vụ tuyển quặng đều đƣợc khai thác tại chỗ, chỉ riêng khối lƣợng NDĐ cấp hàng năm cho khai thác chế biến titan là 250.000m3

[64].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thành và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển quảng bình (Trang 113 - 114)