Làng nghề đá Hoa Lƣ – Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ

1.3.2. Làng nghề đá Hoa Lƣ – Ninh Bình

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Huyện Hoa Lƣ có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp thị xã Tam Điệp, phía nam giáp huyện n Mơ, phía đơng giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.

Hoa Lƣ có diện tích tự nhiên 139,7 km² và dân số 103,9 nghìn ngƣời (2003). 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trƣờng Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Thắng và thị trấn Thiên Tôn [11], [12], [13].

Về sơng ngịi, huyện Hoa Lƣ giáp với 2 con sông lớn là sông Đáy và sơng Hồng Long ở phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sơng Hồng Long với sông Vân.

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lƣ có những dãy núi đá vơi ngập nƣớc đƣợc hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp nhƣ các thắng cảnh: Tam Cốc - Bích Động, cố đơ Hoa Lƣ, Tràng An, động Hoa Sơn...

Huyện Hoa Lƣ đƣợc thành lập ngày 27/4/1977 do hợp nhất huyện Gia Khánh (phủ Tràng An) và thị trấn Ninh Bình, khi đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lỵ huyện Hoa Lƣ. Ngày 9/4/1981, tái lập thị xã Ninh Bình, tách khỏi huyện Hoa Lƣ. Trụ sở huyện Hoa Lƣ chuyển về xã Ninh Khánh. Sau đó nhiều lần tách đất huyện Hoa Lƣ nhập vào thị xã Ninh Bình. Từ năm 1991, Hoa Lƣ thuộc tỉnh Ninh Bình với trung tâm là thị trấn Thiên Tôn. Trong tƣơng lai, do sức ép phát triển đô thị của thành phố Ninh Bình, rất có thể diện tích huyện Hoa Lƣ tiếp tục sẽ dần đƣợc chuyển nhập về thành phố này.

Hoa Lƣ có ƣu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt. Với vị trí giữa hai trung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp. Tiềm năng vị trí và du lịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh nhƣ: các khu công nghiệp, khai thác đá, làng nghề truyền thống, v.v...

Đề tài luận văn đƣợc triển khai tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lƣ, Ninh Bình, nơi mà ngƣời lao động thƣờng phải làm việc trong môi trƣờng bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn và làm việc ngoài trời dƣới mƣa nắng, trên sƣờn núi cao, vận hành máy cẩu, cắt, mài đá, có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Xã Ninh Vân nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lƣ với tổng diện tích tự nhiên 1.264 ha, dân số 10.197 ngƣời (tính đến tháng 10/2011). Phía Bắc giáp xã Ninh Hải, Ninh Thắng; Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp; Phía Đơng giáp xã Ninh An và huyện n Mơ; Phía Tây giáp thị xã Tam Điệp. Nghề nghiệp chính của ngƣời dân nơi đây là làm nông nghiệp, khai thác chế biến đá vật liệu xây dựng và đá mỹ nghệ, bên cạnh đó cịn có một số gia đình làm thêu ren, bn bán nhỏ và vận tải cơ khí phục vụ sản xuất. Là xã miền núi có giao thơng thuận lợi, lại nằm ngay sát quốc lộ 1A nên hoạt động sản xuất, giao thƣơng của xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách đây khoảng 400 năm, Ninh Vân đã có nghề khai thác và

chế tác đá mỹ nghệ, hiện nay xã Ninh Vân đã có 5/13 thơn đƣợc cơng nhận là làng nghề truyền thống lâu đời ở Ninh Bình. [11],[13].

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với diện tích núi đá hơn 400 ha, nghề làm đá truyền thống ở Ninh Vân ngày càng phát triển. Hàng năm, một khối lƣợng lớn đá xây dựng đƣợc cung cấp thƣờng xuyên cho các nơi. Ngoài ra, với tài nghệ và đôi bàn tay khéo léo, ngƣời dân nơi đây còn là những nghệ nhân chế tác đá mỹ nghệ, sản phẩm đá Ninh Vân xuất hiện ở khắp nơi nhƣ một biểu tƣợng của tài năng con ngƣời có thể biến những khối đá thơ sơ thành những sản phẩm nghệ thuật của nhân loại. Trƣớc đây thực dân Pháp cũng khai thác đá xây dựng và đá mỹ nghệ thủ công để làm cầu, đƣờng và xây cơng sở. Rất nhiều cơng trình nổi tiếng xây dựng từ thời Pháp thuộc có sự tham gia của nghệ nhân làng đá Ninh Vân nhƣ: kho bạc Nam Định, mố cầu Long Biên, nhà thờ đá Phát Diệm, lăng thánh mẫu Liễu Hạnh, phủ Giày Nam Định. Ngày nay sản phẩm đá đƣợc dùng để xây dựng cụm tƣợng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP Hồ Chí Minh, cụm tƣợng đài Nghĩa trang Trƣờng Sơn, cụm tƣợng đài thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nƣớc ở Quảng Trị, tƣợng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tƣợng Bác Hồ ở Nghệ An, tƣợng Trần Hƣng Đạo ở Chí Linh (Hải Dƣơng), tƣợng đài Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, cụm tƣợng đài Pắc Pó ở Cao Bằng. Các nghệ nhân làng đá Ninh Vân còn là tác giả của 500 pho tƣợng La Hán đƣợc đặt tại chùa Bái Đính, ngơi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Các pho tƣợng có kích cỡ lớn, chiều cao trên 2m. Mỗi pho tƣợng La Hán đều đƣợc đúc một mẫu thạch cao riêng nên rất phong phú và sinh động, tinh xảo và cầu kỳ đòi hỏi phải có những đơi tay lành nghề.

Trong những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo nhằm giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phát triển. Tính đến thời điểm hiện nay, tồn xã có 79 doanh nghiệp tƣ nhân, trong đó có tới 68 doanh nghiệp chuyên về sản xuất đá mỹ nghệ. Những năm trở lại đây, nền kinh tế của xã đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc so với các xã lân cận, trong đó nghề truyền thống sản xuất đá mỹ nghệ đóng một vai trị khơng nhỏ, hàng năm đem lại nguồn doanh thu tƣơng đối lớn cho xã, khoảng 100 tỷ đồng, chiếm 80% doanh

thu toàn xã. Bên cạnh đó, nghề chế tác đá cịn tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển nhƣ vận tải, cơ khí. Xã Ninh Vân có hàng trăm xe vận tải các cỡ, nhiều cụm cơ khí nhỏ và vừa với việc làm ổn định. [11], [13], [14].

1.3.2.2. Điều kiện sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, ngƣời nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều khâu. Đầu tiên, đá thô đƣợc lấy từ trên núi bằng cơng nghệ dùng mìn nổ. Phiến đá này qua máy xẻ đá tạo thành những tấm đá có dạng khối với những kích thƣớc khác nhau, gọi là đá xẻ. Sau đó, chúng đƣợc chuyển về khu chế tác đá và với bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm đá qua các công đoạn nhƣ: băm, đục, đẽo, khắc, chạm trổ hoa văn,….những phiến đá thô sơ trở thành những tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị. Nhƣ vậy, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, ngƣời thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngày phải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế. “Ai cũng biết làm đá là vất vả, độc hại nhƣng không làm thì khơng biết làm nghề gì. Đất nơng nghiệp ở Ninh Vân hạn hẹp. Nghề đá vẫn là kênh thốt nghèo cho hàng nghìn hộ dân ở đây. Vì nhiều lý do, ngƣời dân vẫn phải đánh đổi sức khoẻ của mình cho những xƣởng đá” [13].

Vốn đầu tƣ luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều ngành nghề nói chung hiện

nay, đặc biệt đối với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn. Vốn xây dựng xƣởng sản xuất, vốn đầu tƣ máy móc, th nhân cơng,…

Với những thiếu thốn về vốn nhƣ vậy lại kéo theo tình trạng cơ sở hạ tầng cũng hạn chế, mặt bằng sản xuất không đảm bảo điều kiện cho công nhân làm việc. Ngƣời công nhân phải làm dƣới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, họ làm bất kể trời mƣa nắng mà khơng hề có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt nhỏ dựng tạm bợ. Mặt bằng sản xuất cũng rất thô sơ, chỉ là khoảng không gian nơi làm việc, các tấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm trên đó, gây khó khăn cho việc đi lại của ngƣời lao động, điều đó ảnh hƣởng khơng ít đến sản xuất và cũng là một nguyên nhân gây tai nạn cho ngƣời lao động.

Quy trình sản xuất ít đƣợc cải tiến, trình độ kỹ thuật cịn hạn chế, các máy móc, thiết bị lạc hậu vẫn cịn sử dụng nhiều. Vì vậy, trong khi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này đã tạo ra tiếng ồn lớn. Mặt khác, máy móc thơ sơ, khơng có các thiết bị che chắn hay hút bụi cũng góp phần gây ơ nhiễm mơi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời lao động.

Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Số lao động làm nghề đá chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nghề. Tuy nhiên, về trình độ tay nghề của ngƣời lao động thì chƣa đồng đều. Do tính chất đặc thù của nghề làm đá, phải làm những công việc nặng nhọc và thƣờng xuyên tiếp xúc với bụi đá, tiếng ồn, lại làm việc với cƣờng độ cao nên ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe ngƣời lao động. Phần lớn ngƣời lao động là nơng dân, trình độ dân trí thấp nên nhận thức về an tồn vệ sinh lao động và những tác hại của nghề đến mơi trƣờng và sức khỏe cịn hạn chế cũng nhƣ ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc chƣa cao.

Ngồi ra, do các máy móc đều gắn với thiết bị điện nên khả năng khơng an tồn về điện cũng rất cao. Các loại biển báo nguy hiểm về máy móc cũng chƣa có.

Nhƣ vậy, với thực trạng trên, ngƣời lao động làng nghề đá Ninh Vân đang phải hàng ngày hàng giờ đối mặt với những nguy hiểm từ việc làm nghề đối với tính mạng và sức khỏe của chính mình.

CHƢƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)