Hình ảnh các buổi tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 64 - 67)

(4) Tập huấn tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất trong

việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về VSATLĐ.

Buổi tập huấn do giảng viên Phạm Lê Dũng – Chi Cục Mơi trƣờng tỉnh Ninh Bình giảng bài. Buổi tập huấn đƣợc triển khai nhằm tập huấn cho cơ quan chức năng địa phƣơng và ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân về công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về an tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng. Về vấn đề này, hệ thống pháp luật của chúng ta đã có các quy định, nghị định rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân ở các ngành kinh tế nói chung và ngành nghề nơng thơn nói riêng, cụ thể là các làng nghề cần thực hiện nghiêm túc những quy định, chính sách này của pháp luật.

Trên cơ sở đó, buổi tập huấn đã nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề xã hội hố cơng tác an tồn vệ sinh lao động, chúng ta cần có những quy định, cơ chế cụ thể cho việc thực hiện xã hội hố, trƣớc hết là sự phân cơng, phân cấp giao trách

nhiệm, quyền hạn cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan trong công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Song song với việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động, trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, công ty, các doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động, cần quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các tổ chức xã hội... để tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia của họ vào cơng tác tun truyền, huấn luyện an tồn vệ sinh lao động.

3.2.1.2. Tổ chức công tác khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động

Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức khám sức khỏe cho ngƣời lao động là nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để có biện pháp phịng ngừa, bên cạnh đó tạo thói quen cho ngƣời lao động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đó là một thói quen cần thiết đối với ngƣời lao động làm việc trong môi trƣờng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nhƣ môi trƣờng làng đá Ninh Vân.

Việc theo dõi định kỳ sức khỏe cho ngƣời lao động là vô cùng cần thiết, bởi đặc thù của nghề làm đá là phát tán ra môi trƣờng xung quanh rất nhiều bụi. Mà ngƣời đầu tiên trực tiếp hứng chịu lƣợng bụi này chính là cơng nhân. Lƣợng bụi tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về phổi. Không những thế, tƣ thế làm việc của ngƣời lao động là thƣờng xuyên phải khom lƣng nên các bệnh về cột sống, đau lƣng cũng khá phổ biến. Theo kết quả điều tra, 100% ngƣời lao động thấy đau lƣng sau khi ngồi làm việc khoảng 1-2 giờ. Và sau 2-3 năm làm việc thì biểu hiện này gặp phải thƣờng xuyên, ngay cả lúc không làm việc. Chúng tôi cũng đã phối hợp với trạm y tế địa phƣơng tiến hành tổ chức 2 đợt khám sức khỏe cho 80 ngƣời lao động tại hai cơ sở sản xuất của làng nghề [16].

Buổi khám sức khỏe đợt 1 đƣợc tổ chức vào ngày 29-30/7/2010, đây là buổi kiểm tra sức khỏe cho 80 ngƣời lao động ở hai doanh nghiệp trƣớc khi triển khai mơ hình. Kết quả khám sức khỏe đợt 1 cho thấy: Có 7/80 ngƣời bị viêm họng (chiếm 8,75%), 8/80 ngƣời bị bệnh ngoài da (chiếm 10%), 7/80 ngƣời mắt kém (8,75%), bệnh về xƣơng khớp có 4/80 ngƣời (5%), bệnh về răng hàm mặt có 4/80 ngƣời (5%) và bệnh về thần kinh chỉ có 1 ngƣời mắc (1,25%). Kết quả khám bệnh này cho thấy

tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp ở những ngƣời trong độ tuổi lao động khơng cao. Họ hồn tồn đủ sức khỏe để lao động, tuy nhiên ở họ cũng đã có dấu hiệu về các bệnh nghề nghiệp nhƣ: bệnh về mắt do giảm thị lực và bị các vỉa đá bắn vào mắt, viêm họng do hít phải bụi đá. Nhƣ thế, các bệnh do nghề đá thƣờng tập trung chủ yếu ở ngƣời già và trẻ nhỏ, những ngƣời vốn có sức đề kháng kém [16].

Buổi khám sức khỏe đợt 2 đƣợc tổ chức vào ngày 04-05/11/2010, đây là buổi kiểm tra sức khỏe cho 80 ngƣời lao động ở hai doanh nghiệp sau khi triển khai mơ hình. Kết quả khám sức khỏe đợt 2 không khác nhiều so với đợt 1. Lý giải nguyên nhân trên ta thấy rằng những ngƣời tham gia khám sức khỏe 2 đợt này đều là những ngƣời trong độ tuổi lao động, sức khỏe của họ đang ở thời kỳ tốt nhất, sức đề kháng của cơ thể cao nên khả năng bị ảnh hƣởng của việc làm đá chƣa rõ rệt. Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ cho ngƣời lao động vẫn vơ cùng cần thiết bởi có những trƣờng hợp bệnh chƣa biểu hiện, sau một thời gian dài làm việc mới phát bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng, thậm chí cịn đe dọa cả tính mạng ngƣời lao động. Ví dụ nhƣ bệnh viêm phổi, ban đầu, lƣợng bụi vào cơ thể chƣa nhiều thì chƣa thấy có biểu hiện bệnh, nhƣng sau một thời gian dài làm việc, lƣợng bụi tích đọng trong phổi quá lớn sẽ làm phổi bị viêm, kịp thời phát hiện sớm, ngƣời lao động sẽ có chế độ làm việc thích hợp hơn.

3.2.1.3. Cải tiến máy móc, nhà xưởng

* Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá

Máy cắt đá là một thiết bị chuyên dụng trong xƣởng sản xuất đá mỹ nghệ. Đây là khâu đầu tiên của quá trình tinh chế đá nhƣng cũng là khâu tạo ra nhiều bụi đá nhất. Để hạn chế lƣợng bụi phát ra từ q trình này, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu, đƣa ra các biện pháp kỹ thuật, gắn một hệ thống hút bụi cho máy cắt đá bằng việc sử dụng quạt hút công suất cao kết hợp với nƣớc. Với áp lực và công suất lớn, quạt sẽ hút bụi không cho phát tán ra xung quanh. Khi bụi đá bay ra sẽ bị hơi nƣớc làm ngƣng đọng lại.

Trƣớc Sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)