Quang phổ hình ảnh của đèn LED khi qua lỗ kim 50µm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo thiết bị đo quang vùng VIS sử dụng tổ hợp cách tử đặc biệt và CMOS camera làm detector (Trang 46 - 48)

Để chế tạo thiết bị đo quang cầm tay phải nhỏ gọn và có giá thành rẻ, nên các thành phần của thiết bị đều phải đáp ứng cả hai yêu cầu trên và tương thích với nhau. Trong nghiên cứu này chỉ xét tới các loại nguồn gọn nhẹ, năng lượng cung cấp thấp là: đèn hơi thủy ngân, đèn laser và đèn LED làm nguồn sáng. Bằng cách thay đổi cường độ dòng điện và ghi nhận kết quả ảnh để chọn ra loại đèn thích hợp với các mục đích đo quang khác nhau (các vùng quang phổ khác nhau trong vùng khả kiến) sẽ lựa chọn được nguồn sáng phù hợp với thiết bị nghiên cứu.

Bức xạ mà đèn LED phát ra là bức xạ liên tục trong vùng khả kiến. Mỗi đơn vị đèn LED có giá từ $0.54, thấp hơn nhiều so với các loại nguồn sáng khác (ví dụ đèn deuterium có giá từ $300 - $400. Đèn LED có tuổi thọ trung bình khoảng 60.000 giờ cao hơn so với khoảng 1000 giờ của đèn deuterium. Nguồn năng lượng cần phải cung cấp cho đèn LED cũng cực thấp so với các loại nguồn sáng khác. Ngồi ra, đèn LEDs khơng bị tác động nhiều bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm.

Trên cơ sở các nguồn sáng nghiên cứu để phù hợp với thiết bị đo quang cầm tay có nguồn điện nhỏ, chúng tôi sẽ sử dụng đèn LED ánh sáng trắngloại RL5- W5020, quang phổ đo được trong vùng 430-700 nm.

3.1.2 Nghiên cứu lựa chọn nguồn nuôi thiết bị

Phiên bản đầu tiên của thiết bị sử dụng bộ chuyển đổi nguồn gồm hai phần:adapter nắn dòng từ dòng xoay chiều 220V/50Hz thành dòng một chiều 5V, chiết áp từ hiệu điện thế 5V thành 3V và cường độ dòng điện thay đổi từ 2 đến 20mA sẽ đi qua đèn LED. Các nghiên cứu được tiến hành tại PTN của trường ĐH Illinios, Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo thiết bị đo quang vùng VIS sử dụng tổ hợp cách tử đặc biệt và CMOS camera làm detector (Trang 46 - 48)