Ảnh phổ thu được khi sử dụng parabol lệch tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo thiết bị đo quang vùng VIS sử dụng tổ hợp cách tử đặc biệt và CMOS camera làm detector (Trang 60 - 62)

Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn ảnh phổ thu được từ camera theo tiêu chí thu được phổ đồng đều từ dải ánh sáng đồng tâm, thiết bị sẽ được chế tạo theo phương án đúc khuôn nếu sản xuất đồng loạt. Hiện tại với 5 thiết bị mẫu gương sẽ sử dụng của hãng Edmund Optic.

3.1.5 Nghiên cứu lựa chọn cuvett

Lựa chọn vật liệu làm cuvet

Có rất nhiều loại cuvet dùng cho thiết bị đo quang như cuvet thạch anh, cuvet nhựa hoặc cuvet thủy tinh. Tùy từng vùng phổ mà chọn loại vật liệu nào. Các vùng phổ của từng loại cuvet như sau:

Cuvette thủy tinh: Bước sóng đo chính xác vùng bước sóng: 320 - 2500nm. Cuvette nhựa PS: Bước sóng đo chính xác vùng bước sóng: 340 - 800nm. Cuvette nhựa PMMA: Bước sóng đo chính xác vùng bước sóng: 280 - 800nm.

Các loại vật liệu khác nhau làm cuvet có mức độ hấp thụ các tia sáng vùng UV-VIS khác nhau. Đối với vùng tử ngoại thì ngoại trừ vật liệu cuvet là thạch anh còn lại các loại cuvet khác đều hấp thụ mạnh ánh sáng vùng này. Tuy nhiên, trong vùng khả kiến thì sự truyền qua của ánh sáng là gần 100 %.

Vì thiết bị đo dùng đèn LED có bước sóng nằm trong vùng khả kiến nên có thể chọn cuvet nhựa (nếu đo mẫu là dung dịch nước) hoặc dung mơi hữu cơ thì cần dùng cuvet thủy tinh mà không cần dùng cuvet thạch anh giá thành cao.

Dựa vào nguồn cung ổn định và giá thành rất thấp, hiện chỉ khoảng, cuvet polystyrene trụ vng, cho bước sóng truyền qua từ 488nm đến 633nm đã được lựa chọn. Trên thị trường hiện nay, cuvettes nhựa PS cho máy quang phổ, kích thước phổ biến là 10x10x45 cm, dung tích 2-4 ml - Hộp đựng 100cái. Xuất xứ: Aptaca – Ý hoặc Nhật , Trung Quốc có giá thành khoảng 1- 0,15 USD/chiếc. Do vậy, rất nhiều phịng thí nghiệm hiện nay sử dụng cuvet nhựa dùng một lần.

Lựa chọn bề dày cuvet

Theo định luật Lambe- Bia, độ hấp thụ quang A tỷ lệ thuận với bề dày lớp hấp thụ hay bề dày cuvet theo công thức A= lC. Do vậy chiều dày cuvet càng lớn thì độ nhạy các phép đo quang càng được cải thiện. Các máy đo quang trước đây có rất nhiều loại bề dày lớp hấp thụ khác nhau như 1 cm, 5 cm, 10 cm hay 20 cm.

Với các thế hệ máy đo quang cũ, detector là tế bào quang điện và kỹ thuật đọc tín hiệu là analog thì độ nhạy kém nên nhà sản xuất thường chế tạo các vị trí buồng đo phù hợp với nhiều loại cuvet có bề dày khác nhau. Ngày nay, khi sử dụng detector là nhân quang điện và xử lý tín hiệu dạng digital thì các máy đo quang thế

hệ mới chỉ cịn thiết kế cho cuvet có chiều dày 1 cm và trên thị trường chỉ còn các loại cuvet 1cm.

Trong nghiên cứu của chúng tơi, với mục đích của thiết bị là phải nhỏ gọn và giá thành thấp nên chúng tôi lựa chọn cuvet đã được thương mại hóa hiện nay là 1cm và làm bằng nhựa hoặc thủy tinh tùy theo loại mẫu mà người phân tích sử dụng là dung mơi nước hay dung mơi hữu cơ (hình 3.21).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo thiết bị đo quang vùng VIS sử dụng tổ hợp cách tử đặc biệt và CMOS camera làm detector (Trang 60 - 62)