Mục tiêu phấn đấu của Nhà nước đối với hiện tượng di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư.

Một phần của tài liệu Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot (Trang 44 - 45)

vực công sang khu vực tư.

Đánh giá chung của nhiều cấp lãnh đạo, nhà chuyên môn và của chính nhiều người trong cuộc là những người có trách nhiệm điều hành các DNNN đều thừa nhận sự yếu kém của thành phần kinh tế này và chính sự yếu kém đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của cả nền kinh tế.

Để khắc phục tình trạng này chủ trương đẩy mạnh đổi mới DNNN với mục tiêu kinh tế nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần đã và đang được triển khai,làm tốt chức năng phục vụ dân chúng.

Nhà nước nhấn mạnh vai trò giữ chân nhân lực thông qua thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một số người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, cần coi trọng việc đảm bảo công bằng về: Cơ hội làm việc (bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển và các hoạt động làm ăn kinh doanh theo pháp luật); nghĩa vụ và sự đóng góp cho Nhà nước và xã hội theo pháp luật; hưởng thụ các thành quả phát triển chung của đất nước (thông qua các chế độ phúc lợi công cộng, dịch

vụcông, chính sách xã hội...). Theo lý thuyết, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và tăng trưởng nhanh. Lý do cơ bản là để lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người nghèo, Chính phủ phải theo đuổi các chính sách tái phân phối thu nhập. Với các chính sách này, những người có thu nhập cao phải nộp thuế cao, những người có thu nhập thấp nhận được các khoản chuyển giao thu nhập. Điều này sẽ làm giảm động lực lao động và gây ra tổn thất xã hội. Do vậy, Nhà nước phải cân đối giữa những lợi ích thu được từ sự bình đẳng và những thiệt hại do việc bóp méo các động cơ khuyến khích. Ngoài ra, nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách còn tin rằng phân phối không công bằng là điều kiện cần thiết để tăng tiết kiệm, đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có thể kể ra các giải pháp đổi mới như cổ phần hoá, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh; bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước; đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực, địa bàn cần thiết...

Một phần của tài liệu Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot (Trang 44 - 45)