Những ảnh hưởng của việc di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân đến quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot (Trang 40 - 43)

tư nhân đến quá trình phát triển kinh tế.

4.1. Ảnh hưởng tích cực

4.1.1. Là xu thế tất yếu của quá trình phát triển

Như chúng ta đã phân tích phía trên, khi nói về hiện tượng di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư, chúng ta biết , trên bình diện kinh tế khách quan, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, thì những luồng chảy chất xám chỉ là một cục diện của những giao lưu kinh tế thế giới: các “đầu vào” (inputs) luôn có khuynh hướng “chảy” từ những công nghiệp, những địa phương có thu hoạch thấp đến những công nghiệp, những địa phương có thu hoạch cao.

Theo kinh tế học tân cổ điển thuần tuý, những dòng chảy này càng thông thoáng thì tài nguyên nhân loại càng được phân bố hợp lý, đưa vào những sử dụng có hiệu năng tương đối cao nhất. Như vậy, sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư

quốc gia đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần trong đó phát triển bộ phận kinh tế tư nhân. và khi thành phần kinh tế tư nhân thu hút được nhiều lao động hơn thì khu vực này tất yếu sẽ phát triển hơn. Và một khi khu vực này phát triển, số lượng sản phẩm hàng hóa cũng sẽ nhiều hơn, đóng góp của khu vực kinh tế này cho xã hội cũng nhiều hơn nhất là đóng góp của nó vào thành phần kinh tế nhà nước cũng sẽ nhiều hơn.

4.1.2. Thể hiện sự bình đẳng xã hội, quyền căn bản của con người

Khi mà đời sống kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao nhất là trong việc chọn lựa công việc cho phù hợp với trình độ của mình thì sự di chuyển công việc từ khu vực này sang khu vực khác là điều tất yếu. Con người có quyền chọn cho mình công việc mà có thu nhập cao hơn, môi trưởng làm việc tốt hơn, năng động hơn, thuận tiện cho sự thăng tiến cho mình và hơn nữa là tạo được sự thoải mái, linh động trong công việc.

Chính vì thế, sự nhảy việc từ khu vực công sang khu vực tư là cũng nằm trong những cách suy nghĩ của người lao đọng trong việc lựa chọn công việc. Họ có quyền tự do chọn lựa theo ý kiến của mình. Và một khi họ có thể chuyển việc, điều đó cũng thể hiện sự công bằng trong xã hội, bởi lẽ lúc đó quyền căn bản của con người trong việc chọn lựa công việc được thể hiện rõ ràng nhất. Nếu như không có sự tự do này, chắc chắn, các cán bộ công chức nhà nước khó mà có thể nhảy việc dễ dàng như thế.

4.2. Ảnh hưởng tiêu cực

4.2.1. Gây khó khăn cho sự phát triển của khu vực Nhà nước, mất cân đốitrong nền kinh tế. trong nền kinh tế.

Việc một số cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước xin ra ngoài biên chế hoặc tự ý bỏ việc có thể ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ và gây ra những khó khăn nhất định. Nếu xu thế này tiếp diễn thì sẽ dẫn tới tình trạng các cơ quan nhà nước ngày càng thiếu người có chuyên môn giỏi, gây khó khăn cho việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, có đủ bản lĩnh, tâm huyết phục vụ hết mình cho các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Trên thực tế đã xảy ra tình trạng sử dụng cán bộ chưa đúng, chưa đạt các tiêu chuẩn qui định. Số cán bộ kế cận bị hẫng hụt, không đủ để đưa vào diện qui hoạch cho các chức danh cần thiết. Vì thiếu nguồn cán bộ thay thế dẫn đến tình trạng bố trí cán bộ không đúng năng lực sở trường, không đúng nghiệp vụ chuyên môn và năng lực công tác, do đó kết quả công việc có nhiều hạn chế. Do hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, từ đó làm cho công tác tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của bộ phận nhà nước còn nhiều hạn chế. Và từ đó, làm cho sự cân đối giữa hai khu vực công và khu vực tư bị lệch đi, làm mất cân đối trong nền kinh tế của một quốc gia.

4.2.2. Tăng thêm những chênh lệch bất công giữa các tầng lớp xã hội, nhất là sựphân hóa giàu nghèo trong nội bộ của một quốc gia. phân hóa giàu nghèo trong nội bộ của một quốc gia.

Giải thích điều này là do có sự chênh lệch lớn về lương hướng của bộ phận lao động giữa hai khu vực công và tư. Sự phân hóa về mức lương càng lớn, khoảng cách chênh lệch giữa những người làm việc càng rõ ràng. Chính điều này, sẽ góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Thu nhập ở khu vực công bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với khu vực tư. Và đó chính là lý do làm cho sự phân hóa trong xã hội ngày càng rõ ràng hơn khi mà sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng nhiều hơn.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w