GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm nước hồ an dương xã chi lăng nam, huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 87)

3.5.1. Ngăn chặn ô nhiễm tại nguồn phát thải

Qua điều tra cho thấy các hộ dân sống liền kề hồ An Dƣơng chúng tôi nhận thấy, hiện nay vẫn cịn một số hộ gia đình chƣa sử dụng bể phốt, chất thải của các hộ gia đình này đƣợc thải trực tiếp xuống hồ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Đối với các hộ dân này cán bộ thơn xóm phải thƣờng xuyên vận động xây dựng bể phốt tự hoại, đối với các hộ gia đình khó khăn về kinh tế thì chính quyền địa phƣơng xã, BQL Đảo Cị cần có chính sách hỗ trợ bằng cách trích một phần kinh phí thu đƣợc từ các hoạt động du lịch Đảo Cò để hỗ trợ các hộ dân này, khi dự án quy hoạch xây dựng Đảo Cò đƣợc triển khai nhất thiết nƣớc thải từ các hộ dân sống xung quanh đảo phải đƣợc đấu nối vào hệ thống dẫn nƣớc thải về khu xử lý tập trung trƣớc khi xả ra môi trƣờng.

Với ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là cần trang bị kiến thức cho nơng dân để tạo thói quen tốt về sử dụng hợp lý lƣợng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại.

Nguồn nƣớc thải đƣa vào hồ An Dƣơng cịn có nƣớc thải chăn nuôi: Chi Lăng Nam là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn của xã, theo thống kê năm 2011 trên địa bàn xã Chi Lăng Nam, đàn lợn thịt có 2.400 con, đàn lợn nái có 278 con, với số lƣợng đầu lợn nhiều nhƣ vậy nếu nhƣ các chủ hộ gia đình khơng có biện pháp thu gom xử lý nƣớc thải chăn ni thì nguồn nƣớc này sau khi đƣợc thải ra sơng ngịi và xâm nhập vào hồ An Dƣơng gây nguy cơ ơ nhiễm nƣớc hồ, vì vậy các chủ hộ gia đình chăn ni lớn phải xây hầm ủ biogas vừa tạo ra chất đốt dùng trong sinh hoạt gia đình vừa hạn chế đƣợc nguy cơ gây ơ nhiễm môi trƣờng.

Nƣớc thải từ làng nghề làm bánh đa thôn Hội Yên hiện nay chƣa đƣợc xử lý mà đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng, nguồn nƣớc thải này theo kênh mƣơng có thể xâm nhập và làm giảm chất lƣợng nƣớc hồ An Dƣơng, đối với nguồn thải loại này

có thể thu gom đƣa về khu xử lý trung và đƣợc xử lý bằng các biện pháp sinh học nhƣ thả bèo lục bình, trồng cây sậy để giảm bớt một phần chất ô nhiễm.

3.5.2. Quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hồ An Dƣơng có vai trị là nơi tiếp nhận nƣớc của những cánh đồng xung quanh đặc biệt là vào mùa mƣa, nƣớc từ các cánh đồng xung quanh đổ về hồ An Dƣơng điều này đồng nghĩa với việc dƣ lƣợng các loại thuốc bảo vệ thực vật và dƣ lƣợng phân bón dùng cho sản xuất nơng nghiệp cũng theo nguồn nƣớc này chảy vào hồ, khi hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng nhƣ NO3-

, NH4+, PO43- tăng thì nguy cơ gây phú dƣỡng nƣớc hồ cũng tăng, bên cạnh đó dƣ lƣợng thuốc BVTV sẽ làm ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản và chất lƣợng nƣớc hồ.

a, Đối với hóa chất BVTV

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật BVTV, các chƣơng trình IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp); ICM (Quản lý cây trồng tổng hợp); 3 giảm 3 tăng, SRI (chƣơng trình thâm canh lúa cải tiến)...vào cơng tác BVTV nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, tập huấn nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các quy định pháp luật về BV và KDTV. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nông dân xã về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở phạm vi địa phƣơng.

- Tiến hành thu gom, tiêu hủy, xử lý các loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, nhãn mác, đặt các hố chứa vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV và đƣợc thu gom định kỳ, tiêu hủy tại các khu xử lý tập trung.

b, Đối với phân bón

Theo số liệu tính tốn của các chun gia trong lĩnh vực nơng hố học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30 - 45%, lân từ 40 - 45%

và kali từ 40 - 50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phƣơng pháp bón, loại phân bón…Vì vậy, việc bón phân hợp lý cân đối mang ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng, bên cạnh đó chính quyền địa phƣơng cần tuyên truyền, khuyến cáo ngƣời dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ để thay thế dần các loại phân bón vơ cơ nhƣ hiện nay, tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ không độc hại.

3.5.3. Quản lý các hoạt động du lịch

Khi Đảo Cò đƣợc quy hoạch sẽ thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch đến thăm quan nghỉ dƣỡng, hoạt động của du khách, các nhà nghỉ, hàng ăn đƣợc xây dựng sẽ là nguồn phát sinh nƣớc thải, rác thải gây nguy cơ ô nhiễm mơi trƣờng khu vực, vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý hợp lý, đảm bảo khai thác đƣợc các tiềm năng du lịch của địa phƣơng vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái khu vực.

Trong tƣơng lai khi lƣợng khách du lịch tăng lên sẽ có nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đƣợc đầu tƣ xây dựng phục vụ nhu cầu của du khách. Để đảm bảo các cơng trình này khơng gây ảnh hƣởng tới mơi trƣờng thì các cơng trình này cần đƣợc xây dựng theo quy hoạch, trong khu dịch vụ này nhất thiết phải có cơng trình thu gom xử lý nƣớc thải tập trung, bên cạnh đó phải có hệ thống thu gom vận chuyển rác thải về khu xử lý tập trung để thuận tiện cho việc xử lý.

Đối với dịch vụ chở khách đi thăm quan Đảo Cò: Hiện tại dịch vụ chở khách đi thăm quan Đảo Cò do BQL Đảo Cò đảm nhiệm, du khách đến Đảo Cò sẽ đƣợc đội ngũ chèo thuyền của BQL đƣa đi thăm quan bằng các loại thuyền du lịch nhỏ (< 10 khách) và chèo tay, dịch vụ này cần đƣợc khuyến khích duy trì, khơng đƣợc sử dụng các loại thuyền máy chở khách thăm quan Đảo Cò nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm dầu mỡ đối với nƣớc hồ An Dƣơng đồng thời tránh gây tiếng ồn ảnh hƣởng tới đàn cò vạc trên đảo.

Trang bị những kiến thức cần thiết cho đội ngũ chèo thuyền chở khách đi thăm quan Đảo Cị, chính họ là đội ngũ tun truyền viên nhắc nhở khách du lịch

nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng chung của Đảo Cị, tránh tình trạng khách đi thăm quan vứt rác thải trên mặt hồ gây mất mỹ quan mơi trƣờng khu vực.

Hình 3.21. Hoạt động của du khách khi tới tham quan Đảo Cò 3.5.4. Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định hợp lý cho Đảo Cò

a, Tăng cường thể chế quản lý

BQL Đảo Cò Chi Lăng Nam đã đƣợc thành lập từ năm 1995 và hiện nay có 9 ngƣời: 1 trƣởng ban, 1 phó ban (trƣởng cơng an xã) và 7 nhân viên thực hiện công tác về bảo tồn, bảo vệ và phục vụ khách tham quan. BQL Đảo Cò trực thuộc UBND xã Chi Lăng Nam và thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đảng ủy, UB và Hội đồng nhân dân xã. Thể chế quản lý này đã đƣợc duy trì và ổn định từ hàng chục năm nay, tuy nhiên việc tổ chức về nhân sự cũng nhƣ các hoạt động cịn thiếu tính chuyên nghiệp và khoa học. Để tăng cƣờng thể chế quản lý, cần có sự kết hợp giữa UBND xã Chi Lăng Nam với cơ quan chức năng về quản lý tài nguyên môi trƣờng của huyện Thanh Miện và tỉnh Hải Dƣơng.

b, Xác lập ranh giới quản lý và khai thác hồ An Dương

Hiện nay, hồ An Dƣơng, trong đó có Đảo Cị đang đƣợc quản lý và khai thác bởi BQL Đảo Cò và một số cá nhân trong thôn An Dƣơng. Những ngƣời thuê hồ An Dƣơng với mục đích ni và đánh bắt cá, cịn BQL Đảo Cò khai thác hồ cho

mục đích tham quan (tổ chức thuyền đƣa khách tham quan xung quanh Đảo Cò). Việc đánh bắt cá ở hồ đã và đang gây những ảnh hƣởng nhất định môi trƣờng nƣớc hồ An Dƣơng. Để tránh những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo vệ hồ phục vụ nhu cầu tham quan và nuôi, đánh bắt cá, việc cần thiết phải phân định ranh giới mặt nƣớc cụ thể, hợp lý cho 2 mục đích trên.

c, Chính sách quy định

BQL Đảo Cị Chi Lăng Nam cần xây dựng chính sách, quy định cụ thể về: - Bảo vệ, duy trì, bảo tồn và phát triển Đảo Cò, đàn cò, vạc.

- Khai thác và sử dụng hợp lý mặt nƣớc hồ An Dƣơng phục vụ tham quan và bảo tồn đàn cò.

3.5.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT (chống sạt lở đất Đảo Cị)

Tình trạng sạt lở đất ở 2 đảo cò thƣờng xảy ra vào mùa mƣa làm cho diện tích đảo bị thu hẹp và cây cối ở mép đảo bị trƣợt, đổ. Điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc đậu và làm tổ của đàn cò, vạc và một số loài chim khác trên đảo. BQL Đảo Cò Chi Lăng Nam đã sử dụng biện pháp thả bèo lục bình để hạn chế sạt lở bờ cho hai đảo. Bèo đƣợc thả theo từng mảng gián đoạn dọc theo bờ đảo với diện tích không ổn định do sự phát triển của bèo và thỉnh thoảng ngƣời dân lấy bèo để phủ gốc cây. Đây là một biện pháp đơn giản, chi phí thấp, khơng địi hỏi về nhân lực và nguyên vật liệu nhƣng hiệu quả khơng cao. Thả bèo cịn là biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập khách quan quan lên đảo.

Biện pháp lâu dài, hữu hiệu để chống sạt lở bờ Đảo Cò đƣợc đề xuất là kè bờ bằng bê tông đúc sẵn hoặc bằng đá hộc. Ở hồ An Dƣơng, vào mùa mƣa bão, sóng khơng lớn nên các tấm bê tông không cần quá dày (khoảng 5 - 7cm) là đủ để bảo vệ bờ. Việc trƣớc mắt là cần kè các đoạn bờ đang và sẽ có nguy có sạt lở cao.

3.5.6. Định hƣớng không gian quy hoạch

Việc bảo tồn, phát triển đàn cò và các loài sinh vật trong khu vực Đảo Cò, hồ An Dƣơng và hồ Triều Dƣơng cũng nhƣ khai thác các tiềm năng du lịch xung quanh vùng, đặc biệt là du lịch sinh thái sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp du lịch

có tác động tích cực tới kinh tế xã hội của cả Tỉnh. Do đó, việc phát triển khu du lịch sinh thái Đảo Cị là hoàn toàn cần thiết nhằm nhanh chóng thực hiện hóa các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm gần đây, ngành du lịch là một ngành thu hút nhiều nguồn đầu tƣ và đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phƣơng. Theo định hƣớng Quy hoạch Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Đảo Cò đƣợc xác định là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cần đầu tƣ khai thác. Theo Quy hoạch tổng thể xây dựng huyện Thanh Miện, khu vực này sẽ đƣợc tập trung phát triển khai thác các thế mạnh về phát triển nông nghiệp, phát triển các khu vực tiểu thủ công nghiệp nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thƣơng mại, phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng.

Để bảo tồn, phát triển hệ sinh thái đàn cò, vạc kết hợp đáp ứng những nhu cầu nghỉ dƣỡng, du lịch trong tƣơng lai khi những khu công nghiệp lớn, khu dịch vụ thƣơng mại quy mô tỉnh và vùng Bắc Bộ cũng nhƣ toàn bộ các đô thị mới của tỉnh Hải Dƣơng sẽ đƣợc hình thành không lâu nữa, khu vực Đảo Cị cần nhanh chóng lập quy hoạch để làm cơ sở cho các bƣớc quản lý và thu hút đầu tƣ xây dựng tiếp theo.

Quy hoạch khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cò cũng hỗ trợ các ngành nghề khác trong huyện và tỉnh phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung trên toàn khu vực phía Tây Nam tỉnh Hải Dƣơng.

Quy hoạch khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cị sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch trong tỉnh Hải Dƣơng, từng bƣớc hƣớng tới đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng, đồng thời là cơ sở thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

a, Định hướng chung quy hoạch khơng gian Đảo Cị

- Cải tạo mở rộng mặt nƣớc hồ An Dƣơng, tăng diện tích đảo cho cò sinh sống. Tổ chức dải cây xanh bảo vệ, hạn chế, giảm thiểu ảnh hƣởng xấu tới sinh hoạt của đàn cò. Tổ chức các đƣờng dạo, điểm ngắm, quan sát cò.

- Cải tạo mở rộng nâng cấp hồ Triều Dƣơng tạo cảnh quan đẹp, xây dựng bến đị đón và trả khách đi thuyền ngắm cảnh, đua thuyền dịp lễ tết và các dịch vụ nghỉ ngơi câu cá, ăn uống ngoài trời. Trùng tu mở rộng Đền Mẫu để đón trả khách bằng cả đƣờng bộ và thuyền.

- Khu nghỉ: Kết hợp giữa nghỉ tập trung với nghỉ trong nhà dân, nghỉ bình dân với nghỉ đặc thù sinh thái (nhà nghỉ độc lập nằm trong một khu riêng, xây dựng một tầng bằng vật liệu địa phƣơng).

- Cơng trình cơng cộng cũng đảm bảo phục vụ khách bình dân, nghỉ trong ngày, trong buổi với khách cao cấp hơn.

- Kết hợp khai thác mƣơng thủy lợi nối liền hồ Triều Dƣơng với hồ An Dƣơng hiện tại với mở thêm tuyến mƣơng mới (kết nối các ao đầm hiện có) để tăng diện tích mặt nƣớc (trồng sen, súng) tạo thành tuyến du lịch bằng thuyền để khách du lịch có thể thƣởng thức phong cảnh hai hồ lớn, các Đảo Cò và hai bên bờ mƣơng.

- Các hộ dân hai bên mƣơng phát triển thành khu du lịch nhà vƣờn kết hợp nhà ở.

b, Quy hoạch Đảo Cị theo định hướng bảo vệ mơi trường sinh thái

+ Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với bảo vệ đàn cò vạc và môi trƣờng sinh thái quanh Đảo Cị, đó là ngun tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch sinh thái Đảo Cị, để có biện pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên phù hợp cần phân chia Đảo Cò thành 3 khu vực:

Khu vực Bảo tồn sinh thái đàn cò gồm các khu:

- Mặt nƣớc hồ An Dƣơng và các Đảo Cò - Dải cây xanh sinh thái ven hồ

- Các khu du lịch: đền Mẫu, Đình và chùa Nam

Đây là khu vực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đàn cò sinh sống, tại đây không cho các hoạt động cơ giới, sử dụng hóa chất, máy móc gây tiếng ồn…ảnh

hƣởng và có hại cho đàn cị và hệ sinh thái chung.

Vùng đệm

Gồm các khu lân cận vùng bảo vệ nghiêm ngặt nói trên và toàn bộ khu vực nằm giữa hồ:

- Các hộ dân tham gia làm du lịch bên mƣơng nƣớc

- Các khu vực cây chuyển đổi, ruộng lúa của dân cƣ địa phƣơng - Khu dịch vụ và nhà nghỉ sinh thái

Tại khu vực này hạn chế xây dựng với quy mô, tầng cao lớn. Chủ yếu dùng các hình thức kiến trúc nhà dân gian, mật độ xây dựng thấp kiểu nhà vƣờn. Khuyến khích phát triển các đất chuyển đổi thành cây ăn quả, hoa, cây đặc sản, ao thả cá…kết hợp phục vụ du lịch và phát triển kinh tế.

Vùng hoạt động

- Khu vực hồ Triều Dƣơng (mặt nƣớc và bờ hồ) - Khu trung tâm điều hành du lịch

- Khu dịch vụ câu cá và nghỉ ngơi

+ Khu hồ An Dƣơng đƣợc mở rộng về phía Đơng và Tây, tạo thêm 3 đảo mới (tổng số 5 đảo). Tạo thành dải cây xanh ven hồ vừa là không gian đệm, bảo vệ sinh thái vừa là không gian tĩnh, ngắm cảnh và quan sát cò.

+ Kết nối các ao thành mƣơng mới song song với mƣơng cũ và chạy dọc đê phía Tây Nam hồ An Dƣơng, tổ chức một số điểm nối thông với hồ tạo thành tuyến đi thuyền một chiều liên hoàn trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm nước hồ an dương xã chi lăng nam, huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 87)