2.1. CÁC NHÂN TỐ NỘI SINH
2.1.1. Cấu trúc địa chất
Ở mức độ khái quát, vùng nghiên cứu nằm trong 2 đới cấu trúc chính:
Đới cấu trúc Đà Lạt: nằm phía Bắc, Tây Bắc đứt gãy Hịn Khoai - Cà Ná kéo
dài từ vịnh Ba Kiềm về tới thành phố Vũng Tàu. Đới cấu trúc Đà Lạt cơ bản là một khối nâng tƣơng đối. Tuy nhiên vào Holocen sớm giữa ở trung tâm khu vực nghiên cứu có sự sụt lún cục bộ, tạo một đới trũng ở độ sâu 25 - 30m nƣớc, đới trũng này do bị
thiếu hụt trầm tích nên bề dày của trầm tích Holocen mỏng hơn so với vùng còn lại. Đới cấu trúc Đà Lạt có thể chia thành 2 tầng cấu trúc là tầng cấu trúc dƣới và tầng cấu trúc trên.
+ Tầng cấu trúc dƣới (Mesozoi): tham gia vào tầng cấu trúc này bao gồm các đá magma của phức hệ Đèo Cả (granit biotit hạt nhỏ, granosyenit, granit biotit hạt vừa đến lớn) và các trầm tích phun trào của hệ tầng Nha Trang (ryolit, trachyryolit, felsit, dacit và tuf của chúng). Tầng cấu trúc này có vai trị cực kỳ quan trọng, là nguồn cung cấp khoáng vật nặng cho các thân sa khoáng dƣới đáy biển và ven bờ khu vực nghiên cứu đồng thời là nền móng xây dựng các cơng trình biển, ven biển rất bền vững.
+ Tầng cấu trúc trên (Neogen - Đệ Tứ): tham gia vào tầng cấu trúc này bao gồm tồn bộ các trầm tích gắn kết yếu hoặc bở rời của hệ Neogen và Đệ tứ. Chúng chiếm một diện tích rộng lớn dƣới đáy biển vùng nghiên cứu và dải ven bờ. Đây cũng là tầng chứa đựng các sản phẩm phong hoá từ tầng cấu trúc dƣới, tập trung các thân sa khống có giá trị cơng nghiệp trong vùng. Tầng cấu trúc trên còn liên quan trực tiếp đến những tai biến địa chất và ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống xã hội.
Đới cấu trúc bồn trũng Cửu Long: nằm ngồi khơi phía Nam đới nâng Đà Lạt,
trong phạm vi nghiên cứu chỉ thấy đƣợc một phần của đới sụt này. Đặc trƣng cấu tạo của đới là một đơn nghiêng, trên băng địa chấn nông phân giải cao quan sát thấy chiều dày lớp phủ Đệ tứ khá lớn, trên bề mặt địa hình cũng tạo ra một máng trũng chạy dài theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam. Đới cấu trúc bồn trũng Cửu Long: đƣợc chia 2 tầng cấu trúc
+ Tầng cấu trúc dƣới: là đáy của rift Kainozoi sớm Cửu Long đƣợc cấu tạo bởi các đá phun trào và xâm nhập granitoid vôi kiềm tuổi Jura muộn - Kreta
+ Tầng cấu trúc trên: là lớp phủ của rift Kainozoi sớm, đó là các thành tạo trầm
tích biển nơng, biển ven bờ Kainozoi muộn (N1 - Q). Lớp phủ này có cấu trúc đơn
Hình 2.2: S ơ đ ồ đị a c h ất khu v ực ve n bi ển t ỉn h Bà R ịa – Vũng Tàu