Các nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 74)

2.2.5 .Mực nƣớc biển dâng

3.4. NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ-BỒI TỤ BỜ BIỂN TỈNH BÀ RỊ A VŨNG TÀU

3.4.2. Các nguyên nhân gián tiếp

Các nguyên nhân gián tiếp gây ra biến đổi đƣờng bờ có rất nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận văn, học viên chỉ đề cập đến ba tác nhân vừa nêu ở trên.

Nguyên nhân trực tiếp gây biến động đƣờng bờ biển là sóng (chủ yếu là sóng gió) và dịng chảy do nó sinh ra. Về phần mình, các đặc trƣng của sóng gió (độ cao, chiều dài, chu kỳ, năng lƣợng, v.v.) lại phụ thuộc rất nhiều vào các tính chất của gió, nhất là gió bão. Theo số liệu thống kê của Matsumoto và Shoji, từ năm 1951 đến năm 2000, đã có 218 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, bình qn có 4,36 lần/năm. Tuy nhiên, số các trận bão này phân bố không đều theo từng năm. Nếu chia từng khoảng 10 năm (1951 - 1960, 1961 - 1970, 1971 - 1980, 1981 - 1990 và 1991 - 2000), thì số các trận bão liên tục tăng với các giá trị tƣơng ứng là 3,2; 4,3; 4,7; 5,6 và 4,0 lần/năm. Từ 1951-1969 có 67 lần bão đổ bộ vào Việt Nam, trung bình 3,5 lần/năm [26].

Các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Mơi trƣờng gần đây cũng cho thấy, tần số xoáy thuận nhiệt đới ở vùng biển Việt Nam cũng có sự gia tăng rõ rệt trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 2009 nhƣ sau: 1961 - 1970: 6,1 lần/năm; 1971 - 1980: 8,4 lần/năm; 1981 - 1990: 9,1 lần/năm; 1991 - 2000: 7,4 lần năm; 2001 - 2009: 7,22 lần năm; 1961 - 1985: 7,35 lần/năm; 1986 - 2009: 7,88 lần/năm; trung bình tồn bộ giai đoạn 1961 - 2009 là 7,62 lần/năm (bảng 3.5). Cũng theo các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣơng, Thủy văn và Mơi trƣờng, thì khơng những số lƣợng bão tăng, mà cƣờng độ của bão cũng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Bão tăng làm cho tốc độ gió tăng và dẫn đến các đặc trƣng của sóng thay đổi, trong đó đáng chú ý là độ cao sóng tăng. Độ cao của sóng tăng làm cho năng lƣợng của nó cũng tăng theo. Ngồi ra, cũng liên quan tới gió mạnh tăng, mà thời gian tác động tới bờ của những con sóng có cùng độ cao cũng tăng lên, dó đó, gây xói lở bờ mạnh hơn.

Bảng 3.5. Biến động số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn 1961-2009 [26 ]

Thời gian Số cơn bão (trung bình trong một năm)

1961 - 1970 6,1

1771 - 1980 8,4

1981 - 1990 9,1

1991 - 2000 7,4

2000 - 2009 7,22

Mực nước biển dâng

Một trong những sự kiện tự nhiên quan trọng trong giai đoạn hiện nay là sự dâng lên của mực nƣớc biển và là một trong những hậu quả rõ ràng và rộng rãi nhất của sự thay đổi khí hậu. Các kết quả nghiên cứu về hiện tƣợng này trên thế giới đều thừa nhận rằng, trong thế kỷ XX, mực nƣớc biển tăng lên từ 10 đến 25 cm và dự báo trong thế kỷ XXI giá trị này sẽ dao động trong phạm vi từ 9 - 88 cm, trung bình là 48 cm. Theo đánh giá số liệu quan trắc tại các trạm đo mực nƣớc trên thế giới, giá trị này đạt khoảng 1,5 - 2,0 mm/năm. Gần đây, các kết quả đo mực nƣớc bằng vệ tinh Jason-1, cho thấy từ năm 1992 đến năm 2004, giá trị mực nƣớc biển tăng lên trung bình là 2,8 ± 0,4 mm/năm, trong đó, từ năm 1999 đến 2004 là 3,7 ± 0,2 mm/năm. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Mơi trƣờng gần đây cũng cho thấy, tại Vũng Tàu, mực nƣớc biển dâng lên trong giai đoạn 1960 - 2008 với tốc độ trung bình là 3,38 mm/năm [26]. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng [2], với các kịch bản khác nhau (thấp, trung bình và cao), thì đến năm 2100, mực nƣớc ở khu vực mũi Kê Gà - Cà Mau có thể dâng lên tới 51 đến 99 cm (bảng3.6)

Bảng 3.6. Mực nước biển dâng (cm) theo các kịch bản phát thải khác nhau [2] Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66 T. Binh 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75 Cao 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99

Mực nƣớc biển dâng lên làm cho đáy biển gần bờ trở nên sâu hơn và độ dốc của bãi biển tăng lên dẫn tới năng lƣợng sóng vỗ vào bờ cũng tăng lên. Bởi vì, độ nghiêng của bờ biển là nhân tố chủ yếu kiểm soát phản ứng của bãi đối với sự dâng lên của mực nƣớc biển. Kết quả cuối cùng, bờ biển bị xói lở tuân theo quy tắc Bruun (Bruun rule)

[31]. Tuy nhiên, quy tắc Bruun chỉ phù hợp với các bờ cát ở vùng biển mở. Mặt khác,

không phải bất cứ ở độ dốc nào của bãi biển cũng xảy ra xói lở mạnh khi mực nƣớc biển dâng. Xói lở bờ và bãi chỉ xảy ra khi độ nghiêng của bãi có giá trị lớn lơn 0,0001. Trong trƣờng hợp, độ nghiêng đáy biển gần bờ, bãi biển, cũng nhƣ phần đồng bằng ven biển có độ nghiêng ≤ 0,0001, thì các thành tạo này sẽ bị nƣớc biển tràn ngập và dẫn đến mất đất. Điển là trƣờng hợp trong vịnh Gành Rái. Dƣới đây là bản đồ nguy cơ ngập lụt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Kịch bản về mực nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng [2].

Hình 3.13: Bản đồ nguy cơ ngâp khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ứng với mực nước biển dâng 1m [2 ]

Các hoạt động của con người

Các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, đơ thị hóa, xây dựng đƣờng sá, khai thác khoáng sản và biến đổi điều kiện dịng chảy, kiểm sốt các dịng chảy sơng đang làm tình trạng xói lở trở nên trầm trọng hơn. Hiện tƣợng xói lở đã trở nên rất nguy hiểm bởi có tác động của con ngƣời trong việc khai thác vật liệu san lấp và nạo vét luồng lạch khơng đúng quy trình. Các hoat động của con ngƣời, dù trên lƣu vực hay ngay tại bờ biển, cuối cùng đều làm thay đổi cán cân bồi tích ở bờ biển gây ra thiếu hụt bồi tích. Do thiếu hụt bồi tích, nên năng lƣợng sóng tác động đến bờ cũng tăng lên, vì khơng phải sử dụng một phần năng lƣợng cho vận chuyển trầm tích, nên năng lƣợng đƣợc tập trung để phá hủy - xói lở bờ.

Ngồi ra, đặc điểm cơ lý của vật liệu tạo bờ cũng có ảnh hƣởng nhất định đến tốc độ xói lở. Hầu hết bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều đƣợc cấu tạo bởi cát bở rời, do đó rất dễ bị xói lở.

Cịn nguyên nhân bồi lấp luồng vào cảng Cửa lấp là do di chuyển bồi tích dọc bờ. Hai phía bờ cửa lấp, hiện nay, đều bị xói lở mạnh, nhƣ đã đề cập ở trên. Vật liệu đƣợc giải phóng ra di chuyển dọc theo bờ dƣới tác động của dòng chảy dọc bờ từ cả 2 phía đơng và tây. Đến khu vực Cửa Lấp, do đƣờng bờ bị ngoặt về phía lục địa, nên năng lƣợng dòng dọc bờ bị phân tán và vật liệu đƣợc tích tụ lại bồi lấp luồng vào gây khó khăn cho việc đi lại của tàu thuyền.

Xói lở bờ biển cịn gây nguy cơ sập đƣờng giao thông. Tại một số đoạn bờ khác xói lở đã phá hủy hệ thống các cồn cát phôi thai mang cát lấp vào đất canh tác, hoặc thu hẹp chiều rộng bãi biển.

Đến nay, các ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các giải pháp để ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển, nhƣ: Cơng trình đê biển Phƣớc Tỉnh (2004), cơng nghệ Stabiplage bảo vệ bờ biển Lộc An (2005), đê biển Phƣớc Hải (2010), v.v.... Song hiệu quả thực sự chƣa cao những đề tài dự án này chỉ mang tính chất riêng lẻ cho từng khu vực mà chƣa kết nối với nhau để khắc phực hiện tƣợng xói lở - bồi lấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)