Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính bền vững của amiang trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính bền vững của amiang trên thế giớ

và ở Việt Nam

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thấy nhắc nhiều đến amiang khi đề cập đến những tác động của amiang đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta mới có 1 nghiên cứu của Trung tâm y tế xây dựng thực hiện nội dung: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người. Ngồi ra, chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính bền vững của amiang trong môi trường hay khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người. Đối với vấn đề này, ở một số nước trên thế giới cũng đã có một số những cơng trình nghiên cứu:

- Weill và nnk (1979) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và loại sợi đến nguy cơ độc hại đối với hô hấp trong ngành sản xuất xi măng.

- Nghiên cứu tiến hành trong 39 năm của Sichletidis và nnk (2008) cho thấy tỷ lệ tử vong do phơi nhiễm nghề nghiệp liên quan đến amiang trắng nguyên chất:

- Các kết quả nghiên cứu của Thomas (1982) khi tiến hành nghiên cứu trên 1970 công nhân của nhà máy chuyên sử dụng sợi chrysotil để sản xuất tấm lợp amiang và các nghiên cứu của Mc Donal. J C Liddell công bố trong các năm 1993 và 1997 khi nghiên cứu 11.000 công nhân làm việc ở nhà máy tuyển chrysotil ở mỏ Quebec Canada cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm cơng nhân này khơng có khác biệt so với nhóm người khơng tiếp xúc với chrysotil.

- Nghiên cứu của các nhà khoa học Hodgson và Darnton (2000) chỉ ra rằng nguy cơ gây ung thư phổi của sợi amphibol amosite cao hơn chrysotil 10 lần, amphibol crocidolite cao hơn chrysotil 50 lần. Nguy cơ gây ung thư trung biểu mô của sợi amphibol amosite cao hơn chrysotil 100 lần còn amphibol crocidolite cao hơn chrysotil 500 lần.

Ngày nay, ngoài việc nghiên cứu những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe người ta đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc nghiên cứu về tính bền vững của amiang hay nói cách khác là khả năng hịa tan của amiang. Như một số nghiên cứu dưới đây.

- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sỹ, Mỹ, Đức công bố trong các năm 1998 - 2003 về độ trơ của các loại sợi đã xác nhận chu kỳ bán tiêu huỷ của sợi chrysotil là 15 ngày, còn của sợi amphibol (amosit) là 466 ngày, gấp 30 lần sợi chrysotil.

- Trong tài liệu Những nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của sợi amiang trắng của David M.Bernstein – John A. Hoskins cũng có đề cập đến sự khác nhau trong cơ chế hòa tan của amiang chrysotil với amiang amphibol.

- Krisna Seshan năm 1983 đã nghiên cứu về đặc điểm vật lý, hóa học của sợi amiangchrysotil sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong thời gian 10 năm khi ở trong nước và 5 ngày khi ở trong môi trường axit của dạ dày.

- Marisa Rozalen và nnk (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của oxalate đến sự giải thể của sợi chrysotil.

- Marisa Rozalen và nnk (2013) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của xitrat và oxalate đến khả năng hòa tan của sợi tremolit ở các điều kiện pH 4,5; 5,5 và 7,5.

Đây là một số những cơng trình cơ bản nghiên cứu về tính bền vững của amiang và ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với một vật liệu rất hữu ích ứng dụng trong nhiều ngành cơng nghiệp cũng là một loại vật liệu tiềm ần nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như amiang thì số lượng này cịn rất hạn chế. Cần có nhiêu nghiên cứu hơn nữa tập trung vào việc làm sao để giảm thiểu tối đa được ảnh hưởng của amiang. Đây là lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài ˝Nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hịa tan khống vật tremolit (amiang) xóm Qt, xã n Bài, huyện Ba Vì˝.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 25 - 26)