Tổng quan về khu vực mỏ amiang xóm Qt, n Bài, Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan về khu vực mỏ amiang xóm Qt, n Bài, Ba Vì

1.3.1. Điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lý - Vị trí địa lý

Mỏ amiang thuộc xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, là một trong 7 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì, tồn xã có 8 thơn với tổng diện tích tự nhiên 3.644,9 ha. Với dân số khoảng 11.800 người trong đó có khoảng 35 % dân số là người dân tộc thiểu số. Xã Yên Bài phía Đơng giáp xã Sơn Đơng của TX Sơn Tây,

n Bình, huyện Thạch Thất, phía Tây giáp với xã Vân Hịa – Ba Vì, phía Nam giáp với xã n Trung, huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp với xã Kim Sơn – TX Sơn Tây.

- Đặc điểm về địa hình

Mỏ amiang thuộc xóm qt có diện tích rộng, kéo dài từ Đầm Chanh, Đầm Đồi Đê đến hết khu vực xóm Qt. Địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc. Đất đai được chia làm hai nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Địa hình sườn núi bị chia cắt mãnh liệt, độ dốc của sườn tăng nhanh từ chân (20o-30o) đến đỉnh (40o-45o), nhiều nơi lộ ra các vách đá dựng đứng nhiều hiểm trở và khó đi lại.

Vùng đồi gị: vùng này địa hình thấp dần từ độ cao 100m đến 20m theo hướng Tây Bắc, chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.

Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng. - Đặc điểm thủy văn

Quanh khu vực xóm Quýt có nhiều ao, hồ. Ở phía Bắc và Đơng Bắc của khu vực có các con suối chảy theo hướng Băc – Đông Bắc đổ vào hồ Suối Hai hoặc Sông Hồng. Mạng lưới sông suối ở đây đã chia cắt mạnh mẽ địa hình với mật độ chia cắt ngang từ 1,2 – 2 km/km2.

- Đặc điểm thời tiết khí hậu

Yên Bài nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng chịu ảnh hường của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230 C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60 C. Tổng lượng mưa là 1.832,2 mm (chiếm 90,87 % lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6 mm).Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200 C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 15,80 C. Lượng mưa các tháng biến động từ 15 đến 64,4 mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15 mm.

1.3.2. Hoạt động khai thác và sản phẩm của mỏ

Mỏ amiang ở xóm Qt, xã n Bài, huyện Ba Vì được khai thác từ những năm 1966 và đã dừng khai thác cách đây 3-4 năm. Khi còn trong quá trình hoạt động với gần 300 cơng nhân từ các nơi khác nhau chuyển đến. Hoạt động khai thác chủ yếu là thủ công. amiang trên bề mặt cơng nhân thường đào bằng tay cịn ở dưới sâu chủ yếu bằng khai thác hầm lò. amiang được khai thác chủ yếu ở dạng tảng, cục. Các sản phẩm amiang khai thác được thường bán cho các công ty trong nước và nước ngoài với giá 150 ngàn đồng /1 kg. Do cơng tác quản lý thời điểm đó cịn nhiều bấp cập tình trạng người dân khai thác trộm và đem đi bán còn xảy ra nhiều. Sau một thời gian hoạt động do những ảnh hưởng đến sức khoẻ nhà nước đã ra lệnh cấm khai thác amiang tại khu vực mỏ. Từ đó, cơng nhân chuyển dần đi các nơi khác, mỏ bị bỏ hoang để lại khai trường nham nhở gồm những hố sâu hun hút và đất thải bở vụn lẫn các mẩu quặng amiang. Sau một thời gian ngừng khai thác, người dân chuyển dần đến khu vực mỏ và sinh sống ngay trên đất mỏ. Do đó, các mẩu vụn amiang có mặt ở khắp nơi quanh khu vực người dân sinh sống thậm chí có thể tìm thấy các mảnh vụn amiang ngay trong sân vườn của gia đình các hộ dân sống tại khu vực mỏ.

1.3.3. Ảnh hưởng của mỏ tới môi trường và sức khỏe con người

Để tìm hiểu rõ hơn về mỏ amiang và những ảnh hưởng gây ra đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng địa phương chúng tôi đã đến khu vực mỏ để khảo sát và tìm đến những công nhân trước đây làm việc tại mỏ cũng như người dân hiện đang sinh sống và làm việc ngay trên mỏ amiang để phỏng vấn, tìm hiểu thơng tin.

Mỏ bị bỏ hoang, khơng có q trình khơi phục lại do đó để lại khai trường nham nhở với những hố sâu hun hút. Dưới đây là một số hình ảnh đề tài thu thập được sau quá trình điều tra, khảo sát hiện trường.

Hình 07: Mỏ amiang- xóm Qt sau q trình khai thác

Hình 08: Mỏ amiang sau khi khai thác

Sau khi mỏ dừng khai thác, công nhân bỏ đi đến nơi khác làm việc, một số vẫn sinh sống tại khu vực mỏ cùng với người dân xóm Quýt. Khi đến khu vực mỏ điều tra khảo sát hiện trường cũng như lấy mẫu amiang mang về phịng thí nghiệm. Có thể thấy, các mảnh vụn amiang có mặt ở khắp nơi trong đất, trên bề mặt đất và thậm chí ngay trong sân vườn của các hộ dân cư sinh sống quanh khu vực mỏ amiang.

Do kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết về những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe nên sống ngay trên mỏ và thường xuyên tiếp xúc với amiang nhưng người dân không hề biết cách để phòng tránh những hiểm họa mà amiang có thể gây ra đối với mình. Những cơng nhân trước đây làm việc tại mỏ đã chết gần hết phần do già yếu phần do mắc bệnh mà chết. Người dân sống tại khu vực mỏ mặc dù khơng nhiều nhưng cũng có những người mắc các bệnh liên quan đến ung thư. Đa số người dân không biết về những tác hại của amiang gây ra nên họ vẫn thường xuyên đến khu vực mỏ để đào trộm amiang đem đi bán. Phương thức khai thác của họ thường là thủ cơng và khơng hề có bảo hộ.

Đối với mơi trường, mỏ amiang sau khi dừng khai thác khơng được hồn thổ trở lại, do đó những mảnh vụn amiang có ở trong đất và trên bề mặt đất rất nhiều. Khi mưa xuống các mảnh vụn amiang bị cuốn trôi xuống ao, hồ, sơng, suối ngay khu vực đó làm cho nguồn nước ở đây bị ơ nhiễm nặng. Có những thời điểm nước không thể dùng được cho các mục đích sinh hoạt.

Hình 10. Nước hồ tại xóm Qt Ba Vì

Tình hình sức khỏe nói chung của người dân xã Yên Bài tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, ung thư và một số bệnh khác cao hơn nhiều so với người dân các khu vực lân cận.

Như vậy, bằng nhiều con đường khác nhau, có thể qua hơ hấp, qua tiêu hóa hay qua da amiang đều có thể xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương khu vực xóm Quýt và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và môi trường nước khu vực xã Yên Bài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 26 - 31)