Tốc độ hịa tan tremolit của oxalat 0,001N dưới các nền điện ly khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 46 - 48)

dưới các nền điện ly khác nhau

Tương ứng với kết quả đo nồng độ Si hòa tan là kết quả đo thế ζ của dung dịch mẫu. Kết quả (Hình 25) thể hiện sự tương quan giữa điện thế ζ với nồng độ Si hòa tan. Trong ngày đầu tiên ngâm mẫu thế ζ đo được có sự thay đổi rất lớn ở các nền điện ly khác nhau và theo chiều hướng tăng dần độ âm điện khi nền điện ly giảm dần. Thế ζ đo được tăng từ -143; -409; -475 mV khi EB giảm từ 0,1 molc L-1 xuống 0,001 molc L-1. Ở nền điện ly EB 0,1 molc L-1 thế ζ có xu hướng bớt âm điện

hơn, kết quả đo được tương ứng là -143; -111; -106; -101 và -90 mV. Trong khi ở EB 0,001 molc L-1 thế ζ đo được có độ âm điện lớn và khơng có sự thay đổi đáng kể trong suốt quá trình ngâm mẫu, kết quả đo được tưng ứng như sau: -475; -472; - 477; -474 và -470 mV. ở EB 0,01 molc L-1 điện thế ζ có độ âm điện tăng dần theo từng ngày ngâm mẫu và kết quả đo tương ứng là -409; -445; -476; -467; -464 mV (Hình 25).

Hình 25: Sự biến đổi thế ζ ở các nền điện ly khác nhau

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu tốc độ hòa tan của tremolit dưới ảnh hưởng của các nền điện ly khác nhau càng cho phép ta khẳng định mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thế điện động ζ với hàm lượng Si hòa tan và nồng độ Na+ trong dung dịch. Sự hấp phụ của ion Na+ kéo theo sự sụt giảm nồng độ Si hòa tan là minh chứng về vài trò gia cố độ bền vững cho tremolit ngăn chặn sự tấn công của các anion hữu cơ vào nhân Si.

3.2.3. Ảnh hưởng của anion xitrat

3.2.3.1. Tốc độ hòa tan ở các nồng độ xitrat khác nhau

Kết quả nghiên cứu cho thấy, anion xitrat có ảnh hưởng rất lớn đến sự hịa tan khống vật tremolit (Hình 26). Ở nồng độ càng cao khả năng hòa tan càng tăng,

tốc độ hòa tan tremolit mạnh nhất trong khoảng thời gian từ ngày đầu đến ngày thứ 5 sau đó đạt dần đến trạng thái bão hòa trong những ngày cuối cùng ngâm mẫu. Biểu đồ hình 26 cho thấy, nồng độ Si giải phóng vào trong dung dịch tăng dần theo nồng độ của xitrat, và đạt giá trị cao nhất ở dung dịch có nồng độ xitrat là 0,1 N. Ở nồng độ này nồng độ Si hòa tan tăng dần từ 4,8 mg L-1 trong ngày đầu tiên đến 21,64 mg L-1 ở ngày cuối cùng. Như vậy, rõ ràng sự có mặt của anion xitrat trong dung dịch đã có tác động rất lớn đến sự hịa tan của khống vật tremolit .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì (Trang 46 - 48)