Tổng quan về 3 nhà máy lấy mẫu bùn thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính của một số loại bùn thải và phân lập các chủng vi khuẩn ưa nhiệt nhằm tái sử dụng bùn thải làm phân bón hữu cơ 1 (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Tổng quan về 3 nhà máy lấy mẫu bùn thải

1.4.1. Tổng quan công ty giấy Bãi Bằng

Công ty Giấy Bãi Bằng – Tổng công ty Giấy Việt Nam (đóng tại Thị Trấn Phong Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ) là đơn vị có công nghệ sản xuất hiện đại nhất ngành giấy nước ta nhưng cũng đã lạc hậu so với khu vực và thế giới vài chục năm. Với công suất thiếtkế 55.000 tấn giấy/năm. Năm 2003, là năm đánh dấu một giai đoạn mới trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty Giấy Bãi Bằng, thể hiện ở việc mở rộng sản xuất, nâng công suất nhà máy giấy Bãi Bằng lên 110.000 tấn giấy/năm, đồng thời đầu tư công nghệ mới cho xử lý nước thải, giải quyết ơ nhiễm một cách triệt để liên hồn. Đây là hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất của ngành giấy Việt Nam hiện nay theo công nghệ của Thụy Điển, với quy mô xử lý 30.000 m3nước thải/ngày[1]. Nhờ đó với lượng trung bình 21.500 m3nước

thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra đều được thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý tập trung theo cảhai phương pháp hóa lý và sinh học [6].

Cơng ty giấy Bãi Bằng là một khu liên hợp sản xuất bao gồm: Xí nghiệp xử lý nguyên liệu 350.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất bột giấy 68.000 tấn/năm, Nhà máy giấy 110.000 tấn/năm, Nhà máy điện 28 MW, Nhà máy hóa chất 10.000 tấn/năm, Nhà máy nước 72.000 m3/ngày đêm[4]. Với sản lượng sản xuất thực tế (6 tháng đầu năm 2011): Bột giấy: 34.800 tấn/năm, giấy: 54.000 tấn/năm [5].

Về quy trình cơng nghệ, nhà máy giấy Bãi Bằng có 6 cơng đoạn sản xuất chính, bao gồm:

 Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu.  Công đoạn sản xuất bột giấy.  Công đoạn xeo giấy.

 Quá trình sản xuất dịch tẩy (nhà máy hóa chất).  Bộ phận sản xuất điện, hơi.

 Cấp và thải nước.

Trong đó cơng đoạn sản xuất bột giấy và xeo giấy là hai cơng đoạn chính trong tồn bộ quy trình.

1.4.2. Tổng quan CTCP mía đường Hịa Bình

Cơng ty cổ phần mía đường Hịa Bình nằm tại phường Hữu Nghị, thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình do ơng Nguyễn Khắc Truyện đại diện với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Công ty được thành lập theo quyết định số 105/QĐ – UB của UBND tỉnh Hịa Bình ngày 14 tháng 04 năm 1995 [2].

Hàng năm, nhà máy mía đường Hịa Bình sản xuất được từ 9.000 – 13.000 tấn đường và từ 3.600 - 5.000 tấn rỉ mật, là nguyên liệu chính để sản xuất cồn. Bên cạnh các mặt hàng đường kính trắng, Cơng ty cịn sản xuất một số sản phẩm như phân vi sinh, cồn thực phẩm và giấy. Trong đó phân vi sinh chủ yếu đầu tư các vùng nguyên liệu và nhiên liệu trong tỉnh. Năm 2008, Cơng ty mía đường Hịa Bình đã sản xuất được 980.000 lít tấn cồn thực phẩm, 5.900 tấn phân vi sinh và 220 tấn bột giấy [2].

1.4.3. Tổng quan nhà máy sản xuất tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế

Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng giám đốc công ty Thực phẩm và Đầu tư Cơng nghệ. Đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592 m2 . Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột /ngày. Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Hương thuỷ, A Lưới, Phú Vang) với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay, với việc nâng cấp cơng suất nhà máy giai đoạn hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàng trong tỉnh và các vùng lân cận. Ngoài ra, nhà máy cũng tiếp nhận một phần nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính của một số loại bùn thải và phân lập các chủng vi khuẩn ưa nhiệt nhằm tái sử dụng bùn thải làm phân bón hữu cơ 1 (Trang 36 - 39)