Phương pháp nghiên cứu thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới (eupatorium l ) họ cúc (asteraceae) ở việt nam (Trang 25 - 27)

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Với đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung thu thập tài liệu, kế thừa các nghiên cứu liên quan đến 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium) trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề sau:

- Vị trí phân loại và danh pháp của lồi.

- Nguồn gốc và vùng phân bố của loài.

- Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài.

- Giá trị sử dụng của loài.

- Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu.

- Thành phần hóa học của lồi.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại

Phương pháp xác định tên khoa hoc là phương pháp hình thái so sánh dựa theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để xác định tên khoa học cho 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium) [11]. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này khơng địi hỏi những thiết

bị phức tạp, dễ tiến hành, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với điều kiện nước ta. Khi so sánh hình thái, chúng tơi dựa trên ngun tắc chỉ so sánh cơ quan tương ứng với nhau, đồng thời so sánh chúng trong cùng một giai đoạn phát triển. Đặc biệt, chú ý đến cơ quan sinh sản vì chúng ít biến đổi và ít phụ thuộc vào môi trường. Việc nghiên cứu và phân tích một số lồi thuộc chi Mần tưới (Eupatorium) được tiến hành theo các bước sau:

- Thu thập mẫu vật ngoài thực địa: Các mẫu thu thập được xử lí sơ bộ để đảm bảo mẫu nguyên vẹn và bảo quản trong EtOH 70o. Trong quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các lồi, đồng thời ghi nhận những đặc trưng của sinh cảnh trên địa điểm thu mẫu.

- Xử lí mẫu trong phịng thí nghiệm: Đối với mẫu thu thập ngồi thực địa, phân tích chi tiết các đặc điểm mà chưa ghi nhận được ngồi thực địa, sau đó chụp ảnh bằng máy ảnh canon G10. Bên cạnh đó, mẫu tiêu bản được xử lí khơ theo phương pháp làm tiêu bản khô của Nguyễn Văn Dưỡng, Trần Hợp (1971), tại phòng tiêu bản Thực vật (HNU), Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội [8].

- Nghiên cứu và phân tích các mẫu tiêu bản khơ được lưu tại các phòng tiêu bản bao gồm: Phòng tiêu bản Thực vật (HNU), Bảo tàng Sinh học, khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng tiêu bản của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, Phịng tiêu bản Khoa Tài nguyên dược liệu (NIMM), Viện Dược liệu.

- Đối chiếu các mẫu vật với mô tả gốc, các bộ Thực vật chí (của Việt Nam và các nước lân cận), các mẫu chuẩn (typus), ảnh mẫu chuẩn thu thập được và tiêu bản được lưu tại các bảo tàng để xác định tên khoa học của mẫu.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu

Nghiên cứu về giải phẫu lát cắt ngang thân, rễ, lá của 3 loài: Mần tưới (E.

fortunei), Yên bạch Nhật (E. japonicum), Ba dót (E. triplinerve). Tiến hành nghiên

 Nguyên liệu: thân, rễ, lá của 3 lồi.

 Dụng cụ, hóa chất:

- Dụng cụ: Dao cao, kim mũi mác, lam kính, lamen.

- Hóa chất: carmin phèn 0,5%, xanh methylene 0,05%, nước Javel, acid acetic 1%, nước cất.

 Cách tiến hành vi phẫu

 Tiến hành nhuộm mẫu:

o Cắt những lát cắt mỏng bằng dao cạo qua thân, rễ con, lá của 3 loài.

o Tẩy mẫu bằng nước Javen trong khoảng 15 – 20 phút (khi thấy tiêu bản trong suốt). Rửa mẫu lại bằng nước cất 3 – 5 lần.

o Ngâm mẫu bằng acid acetic 1% trong 5 phút. Rửa mẫu lại bằng nước cất 3 – 5 lần.

o Nhuộm mẫu bằng carmin phèn trong 25 – 30 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước cất 3 – 5 lần, nhuộm tiếp trong xanh methylene trong 1 – 2 phút.

o Rửa lại mẫu bằng nước và ngâm vào dung dịch glycerin.

 Soi mẫu:

Nhỏ dung dịch glycerin lên lam kính, đặt mẫu vào giọt glycerin, sau đó đặt lamen lên sao cho khơng có bọt khí. Tiến hành soi mẫu trên kính hiển vi và chụp ảnh bằng máy ảnh Optika B5 nối với kính hiển vi Zeiss Axioplanz với độ phóng đại 10X, 20X, 40X.

 Cách lưu mẫu:

Để giữ mẫu cho các lần thí nghiệm tiếp theo, chúng tơi tiến hành ngâm mẫu trong EtOH 70o.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới (eupatorium l ) họ cúc (asteraceae) ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)