Lát cắt ngang qua lá lồi Eupatorium japonicum Thunb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới (eupatorium l ) họ cúc (asteraceae) ở việt nam (Trang 40 - 42)

a. Lát cắt gân chính của lá

b. Mơ dày

c. Bó mạch gân chính d. Lát cắt ngang phiến lá 1. Lông đa bào

2. Biểu bì 3. Mơ dày 4. Mơ mềm 5. Xylem 6. Ống tiết 7. Phloem 8. Mô xốp 9. Tuyến hạt 10. Mơ giậu (Hình 3.7: Phạm Thị Vân Anh)

3.1.2.3. Eupatorium triplinerve Vahl.

Vahl. 1794. Symb. Bot. 3: 97; Phamhh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 3: 245; L. K. Bien. 2007. Fl. Vietn. 7: 115– 116.

Tên Việt Nam: Ba dót, Cà đót, Bả dột

Synonym: Eupatorium ayapana Vent 1804. Hort. Malm. 2. t. 3, Gagnep. 1924. Fl. Gen. Indoch. 3: 507.

Ayapana triplinervis (Vahl.) King & Rob, King R. & H. Robins. 1970. Phyto.

20 (3): 212.

Thân cỏ, hình trụ, nhẵn, có lơng, màu tím. Lá mọc đối, hình thn hẹp dần về gốc lá, kích thước (8 – 9) × (1,5 – 2) cm, mép ngun; 3 gân chính, có lơng ngắn, mảnh ở gân chính mặt dưới nhưng rất thưa thớt; cuống lá rất ngắn, hầu như khơng có. Cụm hoa đầu, hình chng, mảnh, cỡ (7 × 6) mm, hợp thành dạng ngù kép, chỉ 2 – 6 cụm hoa trên trục của đỉnh cành, đỉnh nhánh; mỗi cụm hoa đầu có cuống dài 8 – 13 mm, phủ lơng tơ, trong có 20 – 40 hoa. Tất cả các hoa lưỡng tính, hữu thụ, màu hồng đào. Tổng bao hình chng gồm 3 hàng lá bắc, dài gần bằng nhau. Lá bắc hình dải, hàng ngồi dài 4 mm, hàng trong dài 5 mm, đỉnh nhọn, mặt lưng và viền phủ lông tơ. Đế hoa hơi lồi, có lỗ tổ ong, khơng lơng. Tràng hình ống, dài 5 mm, phía trên loe ra, 5 thùy ngắn. Bao phấn có đỉnh tù, ở gốc rời, khơng dính nhau, khơng có tai. Thùy vịi nhụy mảnh, có lơng tơ, phần vượt ra ngồi ống tràng khơng dài tới 2 mm. Quả bế thn, dài 2 mm; vỏ có 5 gờ dọc, phủ lơng trên các gờ; mào lông trên đỉnh quả dài 3 mm, màu trắng, dễ rụng.

Typus: Herb. Hort. Cliff. (BM)!

Sinh học và sinh thái: cây ra hoa và có quả tháng 9 – 2 (năm sau). Lồi có

nguồn gốc ở Brazil, mọc ở những nơi ẩm ướt.

Giá trị sử dụng: Sử dụng tồn cây khi chưa có hoa. Cây có tác dụng cầm máu

tại chỗ, tiêu sưng, giảm đau. Lá chứa nhiều caroten và vitamin C tự do nên chống được scorbut. Dịch lá tươi giã ra dùng bôi vết thương cầm máu và các vết loét. Dùng uống trong và lấy bã đắp ngoài trị rắn cắn.

Phân bố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai,

Nghệ An.

Mẫu nghiên cứu: Hà Nội, 11541 (HN), 11542 (HN) – Hà Nội, Nguyễn Đình

Thi, TB-0003083 (NIMM) – Hà Nội, Lê Thị Loan, TB-0002485 (NIMM).

Ghi chú: R.M. King và H. Robinson (1970) khi nghiên cứu loài này nhận ra

một số đặc điểm vịi nhụy có lơng, ống tràng nhẵn cả 2 mặt và có tuyến ở mặt lưng của thùy, đặc biệt có mấu vịi nhụy được mở rộng và nhẵn nên đã chuyển loài E. triplinerve Vahl. sang chi Ayapana với tên gọi là Ayapan triplinervis (Vahl) King &

Rob.[23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới (eupatorium l ) họ cúc (asteraceae) ở việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)