Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

Do chương trình đào tạo và hướng nghiên cứu mang tính liên ngành cao. Vì vậy để thống nhất trong việc luận giải mối tương quan giữa các lĩnh vực khác nhau rất cần có các khái niệm sẽ được trình bày dưới đây:

2.1.1. Lũ (riverine flood)

Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong mùa mưa trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sơng ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi lũ lớn trên các sông suối, nước lũ tràn qua bờ sông, đê, chảy vào những chỗ trũng và gây ngập lụt trên một diện rộng [14].

2.1.2. Ngập Lụt (inundation)

Ngập lụt là kết quả của việc có khối lượng nước đến do mưa lớn tại chỗ (hoặc nước từ nơi khác đến), vượt quá khả năng thẩm thấu của đất và khả năng tiêu thốt nước của các con sơng và các vùng ven biển. Nguồn cung cấp nước cho các trận lụt có thể do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng. Địa hình, hệ thống thủy văn và tính chất bề mặt sẽ liên quan tới khả năng thoát lũ. Thiệt hại các trận ngập lụt phụ thuộc độ sâu ngập và thời gian ngập [14].

2.1.3. Lũ lụt cục bộ (local flood)

Lũ lụt cục bộ xảy ra do mưa vượt chỉ tiêu thiết kế của kênh mương, cống, trạm bơm,…dẫn đến úng, lụt cục bộ hoặc trên diện rộng. Mức độ ngập úng, lụt tùy thuộc vào lượng mưa, khả năng tiêu thốt nước (cơng suất trạm bơm tiêu và hệ thống kênh tiêu) [14].

2.1.4. Vùng có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area)

Vùng có nguy cơ ngập lụt cao là những vùng đất nằm dưới mực khi lũ có chu kỳ lặp lại 100 năm (lũ trong sơng) hoặc mưa có chu kỳ lập lại 100 năm (lũ cục bộ) xảy ra [14].

Là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được [21].

2.1.6. Khái niệm lũ tần suất 5%, 10%

Lũ tần suất 5%: Tần suất thiết kế biểu thị được mức độ có thể xuất hiện nước lũ trong một thời kỳ dài. Lũ thiết kế tần suất 5% có nghĩa là bình qn trong nhiều năm thì 20 năm có 1 lần xuất hiện nước lũ lớn hơn hoặc bằng tiêu chuẩn đó.

Lũ thiết kế tần suất 10%: Bình qn trong nhiều năm thì 10 năm có 1 lần xuất hiện nước lũ lớn hơn hoặc bằng tiêu chuẩn đó.

Dạng lũ 2009: Là trận lũ thực tế đã xảy ra trên lưu vực sông Đăk Bla vào tháng 9 năm 2009, có lưu lượng đỉnh lũ, thời gian lũ đo đạc được.

Lũ thiết kế 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009 là trận lũ thiết kế có lưu lượng đỉnh lũ bằng tần suất 5%, đường q trình lũ được thu phóng theo dạng lũ tháng 9 năm 2009.

Lũ thiết kế 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 là trận lũ thiết kế có lưu lượng đỉnh lũ bằng tần suất 10%, đường quá trình lũ được thu phóng theo dạng lũ tháng 9 năm 2009.

2.1.7. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt

Từ các khái niệm và định nghĩa có thể thấy: Ngập lụt là kết quả của việc có khối lượng nước đến (có thể do mưa lớn tại chỗ hoặc nước từ nơi khác đến), vượt quá khả năng thẩm thấu của đất và khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thốt nước, dịng chảy, các con sơng và các vùng ven biển. Điều này dẫn đến vùng đất vốn khơ ráo bị chìm ngập trong nước trong một thời gian dài nhất định.

Nguồn cung cấp nước cho các trận lụt có thể là do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng... Địa hình, hệ thống sơng và tính chất của bề mặt lưu vực lại liên quan tới khả năng thoát lũ. Hai điều kiện này tương tác với nhau gây ra ngập lụt ở những mức độ khác nhau. Thiệt hại tùy thuộc vào độ sâu ngập và thời gian ngập [16].

Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt nhằm phục vụ công tác dự báo, quy hoạch, kiểm soát được khu vực ngập lụt, giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra. Do đó để tiến hành nghiên cứu giảm thiểu ngập lụt tại thượng lưu sông Sê San tỉnh Kon Tum cần chỉ ra các đặc điểm nguồn gốc, hình thái địa hình từ đó nhận dạng các khu vực trũng thấp (nếu khơng có biện pháp tiêu thốt thì khơng chỉ các khu vực thấp mới bị ngập mà ngay cả những nơi có địa hình cao cũng bị ngập).

2.1.8. Đối tượng dễ bị tổn thương

Là nhóm người có đặc điểm và hồn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều

tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo [17].

2.1.9. Thiệt hại do thiên tai

Thiệt hại do thiên tai là sự phá huỷ hoặc làm hư hỏng ở các mức độ khác nhau về người, tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái do thiên tai trực tiếp gây ra [1].

2.1.10. Đánh giá thiệt hại

Là Quá trình thu thập thơng tin, thống kê và phân tích về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với con người, nền kinh tế và môi trường tại địa phương hoặc quốc gia nào đó [1].

2.1.11. Bản đồ ngập lụt

Thường được chuẩn hóa trong hệ thống bản đồ về hiện trạng và diễn biến môi trường vùng lãnh thổ hoặc theo lưu vực sông nhằm cung cấp những thơng tin cần thiết, chính xác và trực quan cho việc quy hoạch và lập kế hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ, đặc biệt là phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra [13]. Bản đồ ngập lụt thường thể hiện các nội dung sau: Vùng úng ngập thường xuyên; vùng ngập lụt ứng với tần suất mưa - lũ khác nhau; khu vực nguy hiểm khi có lũ lớn; khu vực có nguy cơ bị trượt lở, sạt lở đất; vết xói lở bờ sông, sạt lở bờ biển, trượt lở sườn dốc từ đó xây dựng nên các bản đồ ngập lụt tương ứng [4, 8, 31, 58]. Bản đồ ngập lụt phải xác định rõ ranh giới những vùng bị ngập do một trận mưa lũ nào đó gây ra trên bản đồ. Ranh giới vùng ngập lụt phụ thuộc vào các yếu tố mực nước lũ và địa hình, địa mạo của khu vực đó; trong khi nhân tố địa hình ít thay đổi nên ranh giới ngập lụt chỉ còn phụ thuộc vào sự thay đổi của mực nước lũ.

- Phản ánh bức tranh tổng quan về tình trạng ngập lụt ở thượng lưu sơng Sê San (khoanh vùng ngập lụt ở sông Đăk Bla đoạn chảy qua thành phố Kon Tum và một phần của nhánh sông Pô Kô) thuộc địa phận Tp. Kon Tum và huyện Sa Thầy qua trận lũ đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum đó là trận lũ lịch sử được ghi nhận do cơn bão số 9 năm 2009 gây ra và một số trận lũ giả định với tần suất thiết kế 5% (20 năm xảy ra 1 lần) và tần suất 10% (10 năm xảy ra một lần).

- Trên cơ sở các bản đồ ngập lụt được xây dựng, xác định diện tích ngập lụt tương ứng từ đó làm cơ sở để lượng giá tổn thất kinh tế - xã hội, trong đó tập trung lượng giá tổn thất về lĩnh vực nơng nghiệp và ước tính dân số bị tác động trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)