Bản đồ ngập lụt lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 73 - 84)

3.3.3. Tính tốn diện tích ngập lụt

a) Kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009

Bảng 3-11. Diện tích ngập kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 theo độ sâu ngập

TT Tên xã/Phường Huyện/TP Mức độ ngập lụt (ha)-Lũ tháng 9/2009

Dưới 1m 1 - 2m 2 - 3m 3 - 4m 4 - 5m 5 - 6m 6 - 7m 7 - 8m > 8m Tổng

1 TT. Sa Thầy Sa Thầy 1.2 1.0 0.4 0.3 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 3.0 2 Sa Bình Sa Thầy 19.3 24.4 33.6 34.4 40.5 34.3 32.9 33.4 186.1 438.9 3 Ya Ly Sa Thầy 45.3 56.2 65.0 71.2 76.9 83.1 84.8 86.2 1,459.3 2,028.0 4 Ya Xier Sa Thầy 27.2 30.9 31.6 29.4 33.3 31.5 31.4 28.7 225.8 469.8 5 P. Quyết Thắng Tp. Kon Tum 5.3 6.1 5.1 3.5 3.5 6.4 10.8 4.3 9.2 54.2 6 P. Thắng Lợi Tp. Kon Tum 10.0 8.9 15.7 27.6 29.5 21.6 21.2 22.1 3.3 160.0 7 P. Quang Trung Tp. Kon Tum 12.3 14.0 20.3 9.7 1.7 0.0 0.0 0.0 0.0 58.0 8 P. Thống nhất Tp. Kon Tum 10.9 15.8 14.6 29.0 67.5 45.6 36.8 27.5 73.2 320.8 9 Chư Hreng Tp. Kon Tum 13.1 14.6 21.6 21.0 19.2 47.0 37.4 46.7 67.6 288.2 10 Đoàn Kết Tp. Kon Tum 67.7 101.6 116.5 180.0 223.1 160.7 192.9 215.9 829.5 2,088.0 11 Ia Chim Tp. Kon Tum 35.7 45.9 62.2 52.8 53.9 57.5 67.5 71.1 1,045.8 1,492.4 12 Vinh Quang Tp. Kon Tum 50.3 57.0 45.5 48.7 54.2 41.3 37.3 36.3 81.2 451.8 13 Ngok Bay Tp. Kon Tum 23.1 26.8 36.7 29.0 29.5 30.4 22.0 33.6 239.2 470.3 14 Kroong Tp. Kon Tum 12.3 13.7 16.6 19.5 19.6 20.2 22.4 22.4 273.1 419.7 15 Đăk Bla Tp. Kon Tum 9.5 6.0 6.9 9.7 11.8 12.1 7.1 0.1 0.0 63.3 16 Đăk Rơ Wa Tp. Kon Tum 49.5 57.4 118.5 136.6 124.8 112.1 68.7 69.2 39.2 776.0

Tổng 392.8 480.4 611.0 702.2 789.2 703.8 673.2 697.2 4,532.6 9,582.3

b) Kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009

Bảng 3-12. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009

TT Tên xã/phường Huyện/TP Mức độ ngập lụt (ha)-Lũ 5% tháng 9/2009

Dưới 1m 1 - 2m 2 - 3m 3 - 4m 4 - 5m 5 - 6m 6 - 7m 7 - 8m > 8m Tổng

1 Sa Bình Sa Thầy 35.6 32.6 31.3 32.5 28.1 28.0 26.4 33.0 60.4 307.8

2 Ya Ly Sa Thầy 64.4 72.9 78.7 88.9 98.5 110.4 115.8 224.4 814.0 1,668.0

3 Ya Xier Sa Thầy 17.4 20.8 19.7 21.0 19.3 22.8 26.2 66.0 62.4 275.5

4 P. Quyết Thắng Tp. Kon Tum 2.6 6.3 10.8 4.3 4.4 4.8 0.1 0.0 0.0 33.2

5 P. Thắng Lợi Tp. Kon Tum 13.0 28.7 28.7 24.4 23.6 16.1 0.1 0.0 0.0 134.5

6 P. Quang Trung Tp. Kon Tum 1.8 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 1.8

7 P. Thống nhất Tp. Kon Tum 33.7 71.6 36.2 26.3 30.1 32.6 20.3 5.7 0.0 256.5

8 Chư Hreng Tp. Kon Tum 17.6 44.4 34.7 34.3 50.4 24.1 10.8 0.2 0.0 216.4

9 Đoàn Kết Tp. Kon Tum 218.1 165.9 194.8 232.4 405.0 231.3 151.1 9.4 0.0 1,608.1

10 Ia Chim Tp. Kon Tum 46.8 61.0 68.1 101.9 121.3 123.1 135.6 265.0 295.1 1,218.0

11 Vinh Quang Tp. Kon Tum 50.8 40.7 37.3 36.3 38.8 26.7 15.7 0.0 0.0 246.2

12 Ngok Bay Tp. Kon Tum 15.7 21.5 31.0 38.6 41.6 67.5 27.8 22.9 47.1 313.8

13 Kroong Tp. Kon Tum 17.8 19.9 21.1 24.4 27.8 23.8 28.2 35.9 157.5 356.5

14 Đăk Bla Tp. Kon Tum 4.8 8.1 13.0 14.1 5.3 1.6 0.1 0.0 0.0 46.9

15 Đăk Rơ Wa Tp. Kon Tum 115.0 146.7 140.1 105.7 68.7 63.1 8.4 0.0 0.0 647.7 Tổng 655.1 741.1 745.6 785.0 962.9 775.9 566.5 662.5 1,436.5 7,331.0

c) Kịch bản lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009

Bảng 3-13. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009

TT Tên xã/phường Huyện/TP Mức độ ngập lụt (ha)-Lũ 10% tháng 9/2009

Dưới 1m 1 - 2m 2 - 3m 3 - 4m 4 - 5m 5 - 6m 6 - 7m 7 - 8m > 8m Tổng

1 Sa Bình Sa Thầy 20.4 24.7 21.6 16.5 14.4 19.0 21.8 47.6 12.3 198.4 2 P. Quyết Thắng Tp. Kon Tum 3.3 3.3 3.6 6.4 10.8 4.3 4.4 4.8 0.1 40.9 3 P. Thắng Lợi Tp. Kon Tum 9.9 9.1 15.8 26.8 29.1 21.2 20.0 23.8 4.2 159.9 4 P. Quang Trung Tp. Kon Tum 9.8 1.7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 11.5 5 P. Thống Nhất Tp. Kon Tum 12.2 27.3 46.4 52.6 31.8 37.0 31.9 37.5 14.7 291.5 6 Chư Hreng Tp. Kon Tum 19.9 16.6 23.6 44.8 31.8 40.9 41.6 20.9 7.5 247.6 7 Đoàn Kết Tp. Kon Tum 186.2 176.1 177.1 184.9 387.9 249.1 169.1 89.0 21.7 1,641.1 8 Ia Chim Tp. Kon Tum 25.9 36.0 50.7 77.9 121.8 94.7 71.1 76.8 59.6 614.5 9 Vinh Quang Tp. Kon Tum 42.1 53.6 37.1 33.2 35.9 37.4 20.7 21.3 10.7 292.0 10 Ngok Bay Tp. Kon Tum 15.7 21.5 31.0 38.7 41.6 67.4 27.7 23.0 47.1 313.8 11 Kroong Tp. Kon Tum 14.4 14.4 22.9 28.4 24.6 21.1 28.9 32.9 175.1 362.9 12 Đăk Bla Tp. Kon Tum 11.8 9.2 7.5 6.8 12.1 14.5 12.7 1.9 0.0 76.5 13 Đăk Rơ Wa Tp. Kon Tum 43.7 48.4 70.0 138.5 151.3 131.7 104.4 83.9 22.3 794.3

Tổng 415.4 442.1 507.1 655.6 893.1 738.3 554.3 463.4 375.3 5,044.7

Nhận xét: Từ các Hình 3-18, Hình 3-19 Hình 3-20 và các Bảng 3-11 đến Bảng

3-13 cho thấy: Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu như đã đề cập tại Chương 1 có ảnh hưởng rất lớn tới diện tích ngập lụt, đặc biệt là các khu vực vùng hạ lưu sông Đắk Bla, Pơ Kơ vì đây là đoạn sơng khơng có đê, bề rộng sơng mùa lũ (tính theo khoảng cách giữa hai bờ cao) có đoạn rất rộng tới 1.750 m (như tại mặt cắt cầu quy hoạch nối phố Tô Hiệu với phố Lý Thái Tổ), nhưng có đoạn co hẹp chỉ cịn 175 m (tại cầu Đăk Bla) và 185m (tại cầu treo Kon Klor) chênh lệch nhau khoảng 10 lần. Khi có lũ lớn sẽ xảy ra hiện tượng tiêu thoát nước không kịp ở những đoạn co hẹp này, dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên ở các khu vực ven sông Đăk Bla của thành phố Kon Tum. Đặc biệt một số vùng trũng thuộc Tp. Kon Tum là xã Đoàn Kết, Ia Chim, Đăk Rơ Wa và xã YaLy thuộc huyện Sa Thầy sẽ bị ngập lụt nhiều nhất.

Bộ bản đồ ngập lụt xây dựng cho trận lũ lịch sử tháng 9/2009 và các trận lũ thiết kế là cơ sở cho việc quy hoạch phòng chống lũ, di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, cảnh báo, dự báo, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên khu vực nghiên cứu nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Ngồi ra, việc tính tốn các vùng ngập lụt và diện tích ngập lụt cịn là cơ sở để đánh giá mức độ thiệt hại cho lĩnh vực nông nghiệp và dự báo số dân bị tác động sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO NGẬP LỤT KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

4.1. Dự báo về dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển của ngành nông nghiệp

tỉnh Kon Tum

Để có cơ sở luận giải kết quả đánh giá thiệt hại do ngập lụt theo kịch bản lũ thực đo và các kịch bản lũ tần suất 5%, 10% trận lũ lịch sử tháng 9/2009 cho khu vực nghiên cứu đối với một số yếu tố thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, ước tính số dân bị ảnh hưởng. Luận văn sử dụng các dự báo về dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum được nêu trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

4.1.1. Dự báo dân số

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, dự báo nếu khống chế mức giảm sinh bình quân hằng năm 0,25-0,3%, thì tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,47% vào năm 2015 và còn 1,18% vào năm 2020 [17, 27].

Dự báo 02 phương án về quy mô dân số [17, 27]:

- Phương án 1: Quy mô dân số đến năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người. Phương án này dự báo theo hướng tiếp nhận dân kinh tế mới một cách chừng mực; hạn chế dân di cư tự do. Theo phương án này thì tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2015 là 2,7%; thời kỳ 2016-2020 là 2,45%.

Với quy mô dân số như trên, dự báo đến năm 2010 dân số trong tuổi lao động khoảng 235 nghìn người, đến năm 2015 khoảng 270 nghìn người và năm 2020 khoảng 308 nghìn người.

- Phương án 2: Quy mô dân số đến năm 2015 là 510 nghìn người; năm 2020 là 600 nghìn người. Phương án này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cư đến lập nghiệp dọc theo các Quốc lộ, các tuyến đường mới mở; các khu cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập… nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Theo phương án này thì tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2015 khoảng 2,9%/năm và thời kỳ 2016-2020 khoảng 3,3%/năm.

Với quy mô dân số như trên, dự báo đến năm 2010 dân số trong tuổi lao động khoảng 235 nghìn người, đến năm 2015 khoảng 272 nghìn người và năm 2020 khoảng 325 nghìn người.

Bảng 4-1. Dự báo dân số và lao động tỉnh Kon Tum

Đơn vị: nghìn người, %

2010 2015 2020 Tốc độ tăng theo thời kì 2011-2015 2016-2020

Phương án dân số 1

1. Dân số trung bình 442 505 570 2,7 2,45

- Trong đó: Dân số thành thị 174 250 330 7,5 5,7

- % so dân số 39,4 49,5 57,9

2. Dân số trong tuổi lao động 235 270 308 2,6 2,7

- % so dân số 53,1 53,5 54,0

Phương án dân số 2

1. Dân số trung bình 442 510 600 2,9 3,3

- Trong đó: Dân số thành thị 174 235 320 6,2 6,4

- % so dân số 39,4 46,1 53,3

2. Dân số trong tuổi lao động 235 272 325 2,97 3,62

- % so dân số 53,1 53,3 54,2

4.1.2. Dự báo các phương án tăng trưởng kinh tế

4.1.2.1. Dự báo ba phương án tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội các giai đoạn 1996-2000; 2001- 2005 và giai đoạn 2006-2008, xem xét tới khả năng thực hiện đến năm 2010, các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới; xu thế phát triển chung của cả nước và vùng Tây Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; từ tiến độ thực thi của một số công trình trọng điểm của quốc gia có liên quan đến tỉnh, tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2020.

Từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 có dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng bình quân 12,5-13%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020. GDP/người của vùng đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 30,3-30,5 triệu đồng/người và đến năm 2020 đạt 55,3-56,2 triệu đồng/người (theo giá hiện hành).

Từ dự báo hai phương án về quy mô dân số như trên, với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên theo các khả năng khác nhau, dự báo các phương án tăng trưởng như sau:

- Phương án 1: Dân số năm 2015 là 505 ngàn người; năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

- Phương án 2: Dân số năm 2015 là 505 ngàn người; năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao để có GDP/người bằng mức trung bình của vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

- Phương án 3: Dân số năm 2015 là 510 ngàn người; năm 2020 là 600 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94-95% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

Kết quả tính tốn theo các phương án trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4-2.. Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum

Đơn vị tính: Tỷ đồng và % Phương án 2008 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng (%) 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020

Phương án quy mô dân số 1: năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người

I. Phương án 1 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên 94% vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 4.819 9.118 14,5 14,0 13,6

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 13.786 29.729

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 27,3 52,2

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 89,8 94

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 30.508 63.772

II. Phương án 2 (GDP/người đạt mức trung bình vùng Tây Nguyên vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 5.034 9.908 14,5 15,0 14,5

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 14.402 32.306

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 28,5 56,7

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 93,6 101

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 32.972 71.616

Phương án 2008 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng (%) 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020

Phương án 3 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên xấp xỉ 95% vào năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 1.930,3 2.503 5.034 9.908 14,5 15,0 14,5

2. GDP hiện hành 4.197,3 6.159 14.301 31.910

3.GDP/người (tr.đ hh) 10,38 13,9 27,9 53,2

% so với Tây Nguyên 88,7 86,2 91,7 94,9

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 32.568 70.434

Dự kiến GDP bình quân đầu người đến năm 2010 của tỉnh Kon Tum đạt 13,9 triệu đồng (giá hiện hành), bằng khoảng 86,2% so với trung bình vùng Tây Nguyên.

Giai đoạn sau 2010, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều dự kiến tăng trưởng với tốc độ cao từ 12-15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và từ 11,5-14,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng Tây Nguyên bình quân 12,5-13%/năm giai đoạn 2011-2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Để Kon Tum có thể đảm bảo rút ngắn khoảng cách về chênh lệch GDP/người so với vùng Tây Nguyên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của vùng.

a) Phương án I:

Thể hiện sự phấn đấu tích cực, phát huy được các lợi thế so sánh của tỉnh: hình thành Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, phát triển kinh tế rừng, khai thác về thủy điện, đất, du lịch, lấp đầy một số khu, cụm công nghiệp.

Với phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2015 khoảng 14% và đạt 13,6% thời kỳ 2016-2020. Theo phương án này, thu hẹp được khoảng cách chênh lệch GDP/người so với vùng Tây Nguyên từ 86,2% năm 2010 lên 89,8% năm 2015 và 94% vào năm 2020. Phương án này thể hiện được sự phấn đấu vươn lên của tỉnh Kon Tum trong vùng và huy động được các nguồn lực của tỉnh trong giai đoạn tới.

Quy mô dân số của phương án này dự báo theo hướng tiếp nhận dân kinh tế mới một cách chừng mực; hạn chế dân di cư tự do, quy mô dân số đến năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người.

Phấn đấu cao độ trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, huy động và phát huy tối đa nguồn nội lực, thu hút cao nhất nguồn lực từ bên ngoài (kể cả trong và ngoài nước). Phương án này, có tính tới các khả năng đột biến khi phần lớn các dự án khai thác những tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh được đưa vào khai thác với công nghệ tiên tiến; giao lưu kinh tế, hợp tác kinh tế giữa 3 nước trong "Tam giác phát triển" được tăng cường mở rộng thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y; có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương từ những cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng và tỉnh. Khi đó Kon Tum về cơ bản là tỉnh thoát nghèo và từng bước tiếp cận đến một tỉnh cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và là một trong những tỉnh phát triển ở vùng Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)