Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấmCordyceps trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của nấm cordyceps cicadae phân lập tại việt nam (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu ni trồng nấmCordyceps

1.3.1. Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấmCordyceps trên thế giới

Các nghiên cứu trên thế giới đã hồn tồn chứng minh đƣợc cơng dụng vƣợt trội của nấm Cordyceps là một nguồn dƣợc liệu q. Vì vậy, việc ni trồng các

loài nấm quý hiếm này đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ quy mơ phịng thí nghiệm thu sinh khối sợi nấm, tới quy mô lớn hơn thu quả thể nấm.

Hầu hết các loài Cordyceps ký sinh trên ấu trùng cơn trùng hoặc các loài chân đốt. Lồi nấm Cordyceps có giá tri ̣kinh tế cao nhất là C. sinensis(Berk.), là loài ký sinh trên sâu bƣớm, phân bố ở cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và đồng cỏ trên cao của Nepal, Bhutan và Ấn Độ[64]. C. sinensis là một loại nấm dƣợc liệu có giátrị cao, đƣơc ̣ thu hái và giao dịch tƣ̀ lâu đờ i. Do bị khai thác triệt để, số lƣợng của C. sinensis trong tự nhiên giảm mạnh. Hiện nay lồi này chƣa đƣợc ni trồng nhân tạo thành cơng, mà lồi nấm này chỉ đƣợc khai thác ngoài tự nhiên.

Xiaolan (2000) đã mơ tả đặc điểm hình thái, cơng dụng và ảnh minh họa cho 13 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Trung Quốc [79]. Sung (2000) đã mơ tả đặc điểm hình thái và hình ảnh của 25 lồi nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Hàn Quốc [66].

Không phân bố ở các điều kiên ̣đia ̣ lý nghiêm ngăt ̣ nhƣ C. sinensis, lồi nấm C.militaris có phân bố rộng trên tồn thế giới. Tuy nhiên, mật độ trong tự nhiên của

nấm lại không đáng kể, và sản lƣợng quả thể nấm này trong tự nhiên rất thấp, do đó trong nhƣ̃ng năm gần đây đãcó nhi ều nghiên cứu trên việc nuôi cấy quy mô lớnqu ả thể và tơ nấm này cho ƣ́ng dụng trong dƣơc ̣liêu ̣[29].

Nuôi trồng quả thể nấm C. militaris đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ... Tại Trung Quốc có các trang trại lớn chuyên ni trồng lồi nấm này ở các tỉnh: Thƣợng Hải, Quảng Châu, Chiết Giang, An Huy, Giang Tơ... Chỉ tính một trang trại ni trồng loài nấm này tại

Kaiping, Quảng Châu, sản lƣợng một năm thu đƣợc 100000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm C. militaris từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới kể cả các nƣớc phƣơng Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và ngƣời nuôi trồng nấm [10].

Tại Thái Lan, Wongsa (2005) đã nghiên cứu sự sinh trƣởng của hệ sợi và sự hình thành bào tử chồi của nấm C. unilateralis ký sinh kiến. Môi trƣờng PDA (Potato Dextrose Agar), PYEG (Peptone Yeast Extract Glucose), CSA (Carrot extract Sucrose Agar) và môi trƣờng MEA (Malt Extract Agar) đƣợc dùng để phân lập và nuôi cấy hệ sợi [77].

Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự (2006) đã sử dụng nhộng tằm để nuôi trồng thể quả nấm C. militaris. Nhộng tằm đƣợc đựng trong các lọ nuôi cấy, khử trùng ở 121oC trong thời gian 90 phút, để nguội, cấy giống nấm, 20 ngày sợi nấm ăn kín tồn bộ giá thể, trong điều kiện nhiệt độ 20-25˚C, cƣờng độ ánh sáng 500-700 lux đã hình thành mầm thể quả. Ni cấy thu sinh khối hệ sợi cũng đƣợc các tác giả tiến hành trên môi trƣờng dinh dƣỡng lỏng với thành phần nhƣ sau: 40 g/lít đƣờng glucose, 10 g/lít cao nấm men, 0,5 g/lít KH2PO4, 0,5 g/lít K2HPO4.3H2O, và 0,5 g/lít MgSO4.7H2O [44]. Cho và cộng sự (2003) đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trƣởng của hệ sợi của 3 chủng ký hiệu là CHO-7208; CHO-7845; CHO-7846 của loài C. militaris trên môi trƣờng dinh dƣỡng và quá trình hình thành thể quả nấm C. militaris với giá thể là sâu non loài Allomyrina dichotoma Linnaeus. Kết quả cho thấy sự sinh trƣởng của hệ sợi của các chủng khác nhau là khác nhau trong ni cấy thuần khiết. Chỉ có 2 chủng CHO-7208 và CHO-7846 hình thành thể quả khi sử dụng sâu non Allomyrina dichotoma Linnaeus làm giá thể. Chiều dài của thể quả đạt 51-56 mm sau 27 ngày ni cấy [23].

Hình 1.3. Nấm C. militaris nuôi trồng nhân tạo tại Trung Quốc [89]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của nấm cordyceps cicadae phân lập tại việt nam (Trang 25 - 27)