Tình hình nghiên cứu ni trồng nấmCordyceps tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của nấm cordyceps cicadae phân lập tại việt nam (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu ni trồng nấmCordyceps

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ni trồng nấmCordyceps tại Việt Nam

Các nghiên cứu về nuôi cấy Cordyceps ở Việt Nam chƣa nhiều và chƣa có hệ

thống. Một số ít các nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣng cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về sự sinh trƣởng của hệ sợi hoặc nghiên cứu tạo quả thể ở mức độ thử nghiệm.Tại Việt Nam, loài nấm thuộc chi Cordyceps đƣợc quan tâm nghiên cứu và nuôi trồng nhiều nhất là C. militaris.

Phạm Quang Thu và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết các chủng nấm Đông trùng hạ thảo C. militaris (L.:Fr) Link. Đặc điểm sinh học của nấm C. militaris bao gồm đặc điểm sinh trƣởng, loại môi trƣờng dinh dƣỡng, pH của môi trƣờng, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí tối ƣu cho sự phát triển của nấm đã đƣợc nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng 8 chủng nấm C. militaris gồm 4 chủng thu thập ở Việt Nam, 3 chủng sƣu tầm từ Nhật và 1 chủng ở Trung Quốc, tất cả đều sinh trƣởng bình thƣờng trên mơi trƣờng dinh dƣỡng nhân tạo, trong đó 4 chủng sinh trƣởng nhanh bao gồm chủng HL2, chủng CM, chủng F1010 và chủng F1080 với tốc độ lần lƣợt là 104,66; 122,02; 107,64; 105,08 μm/giờ, 4/8 chủng nấm sinh trƣởng chậm là chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35 và chủng F1012 với tốc độ sinh trƣởng đạt 69,95; 71,92; 79,37 và 80,36 μm/giờ. Các đặc điểm nuôi cấy cho sự phát triển tối ƣu của hệ sợi đƣợc xác định là mơi trƣờng dinh dƣỡng là PDA có bổ sung thêm 10% nhộng tằm, nhiệt

độ khơng khí thích hợp nhất là từ 20 - 25˚C, một số chủng nhƣ HL2 và chủng F1012 cho sinh trƣởng nhanh ở cả nhiệt độ thấp 15oC. Độ ẩm trong khơng khí trong khoảng 80 - 85%, và môi trƣờng pH là axit từ 4,5 - 6,5 [7].

Nguyễn Thị Mi và cộng sự (2015) đã đƣa ra điều kiện tối ƣu cho sự phát triển của hê ̣ sợi nấm C. militarisTS06. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều kiện

thích hợp cho sự sinh trƣởng của hê ̣ sợi nấm C. militaris là mơi trƣờng PDA có bổ

sung 5% nhộng tằm, 5% nƣớc dừa,pH = 6,5, nhiệt độ 20˚C và độ ẩm 80% [5]. Quả thể của chủng nấm C. militarisTS06 hình thành và phát triển tốt nhất trênmôi

trƣờng phối trộn gạo, nhộng tằm và nƣớc dừa, nhiệt độ 20-25˚C với cƣờng độ chiếu sáng 500 lux. Với các điều kiện trên quả thể nấm hình thành sau khoảng 34,12 ngày kể từ ngày cấy giống, kích thƣớc quả thể sau 60 ngày ni đạt trung bình 49,62mm. Quả thể to, dài và ít phân nhánh. Đã bƣớc đầu xác định đƣợc chất lƣợng quả thể nấm C. militaris thông qua hàm lƣợng adenosine và cordycepin. Trong quả thể nấm, hàm lƣợng adenosine trung bình đạt 0,18 mg/g và hàm lƣợng cordycepin trung bình đạt 11,23 mg/g[6].

Hình 1.4. Nấm C. militaris hình thành và phát triển quả thể trong ni trồng nhân tạo tại Việt Nam [6]

Cũng trên loài C. militaris, khi ni trên các mơitrƣờng khác nhau s ẽ có các hı̀nh thái khác nhau. Các số liệu nghiên cứu tại Đại học ThủDầu Một cho thấy trên môi trƣờng rắn bổ sung đaṃhữu cơ từ bột nhộng, nấm tạo quả thể dạng sợi, chiều dài 5-6 cm sau 9 tuần. Trên môi trƣờng l ỏng tĩnh sƣ̉ dụng môi trƣờng SDAY và thạch agar không thấy hiên ̣ tƣợng sinh quả thể[12].

Nhóm nghiên cứu của Trƣờng Đại học Tây Bắc nghiên cứu trên chủng nấm

C. militaris NBRC 100741 cho thấy nhiệt độ tối ƣu cho sự sinh trƣởng, phát triển,

hình thành thể quả và hàm lƣợng cordycepin trên nhộng tằm là 25oC. Ngoài ra, loại ánh sáng từ đèn compact (công suất 20W, tƣơng đƣơng 350 lux) và thời gian chiếu sáng (12 giờ sáng: 12 giờ tối) cho hiệu suất hình thành thể quả (số lƣợng vàkích cỡ) và hàm lƣợng cordycepin cao hơn so với ánh sáng từ nguồn đèn LED màu xanh dƣơng, màu đỏ(750 bóng, mỗi bóng có cơng suất 0,05W, 716 lux). Hàm lƣợng cordycepin trong thể quả từ loại ánh sáng của đèn compact là 4,54 mg/g [4].

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu mẫu Cordyceps tại

một số vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Giám định mẫu đƣợc dựa trên các khóa phân loại, chuyên khảo về Cordyceps. Tổng số có 24 lồi nấm đƣợc giám

định. Các loài nấm đƣợc xác định là: Aschersonia badia Patouillard, Beauveria bassiana (Bals.-Criv.) Vuill., Beauveria brongniartii (Saccardo) Petch, Cordyceps annullata Kobayasi & Shimizu, C. cardinalis G.H. Sung & Spatafora, Cordyceps crinalis Ellis ex Lloyd, C. formicarum Kobayasi, C. formosana Kobayasi &

Shimizu, Cordyceps gunnii Berk, C. militaris (L.:Fr.) Link., Cordyceps myrmecophilla Cesati, C. nutans Pat., C. oxycephala Penz. & Sacc., C. pseudomilitaris Hywel-Jones & Sivichai, Cordyceps sphecocephala (Klotzsch ex

Berk.) Berk. & M.A. Curtis, C. stylophora Berk. & Br., C. takaomontana Yakush. & Kumaz, C. tuberculata (Lebert) Maire, Isaria cateniannulatus (Z.Q. Liang)

Samson & Hywel-Jones, Isaria farinosa (Holmsk.) Fr., Isaria japonica Yasuda, Isaria takamizusanensis Kobayasi, Isaria ternuipes Peck và Metarrhizium anisopliae (Metch.) Sorokin. Nguồn gen các loài nấm này đang đƣợc lƣu trữ tại

Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở nguồn gen thu thập đƣợc và sƣu tập từ Trung Quốc và Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo trên giá thể nhân tạo đối với một số loại nhƣ Đông trùng hạ thảo bông tuyết (Isaria tenuipes) và Đơng trùng hạ thảo bọ xít (C.

Hình 1.5. Nấm C. nutansvà Isaria tenuipes nuôi cấy tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngoài ra , nghiên cƣ́u về nấm Cordyceps đã đƣợc tiến hành tại Trung tâm

Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên từ năm 2006 bao gồm thu thập nguồn nấm tự nhiên, phân lập, định danh và nuôi cấy thử trên vật chủ côn trùng để sản xuất nấm. Đến nay đã xây dựng đƣợc các quy trình cơng nghệ để sản xuất nấm Đơng trùng hạ thảo tằm dâu (hay Đông trùng hạ thảo hoa tuyết), Paecilomyces tenuipes (C.takaomontana) trên tằm dâu và nhộng tằm dâu Bombyx mori[14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của nấm cordyceps cicadae phân lập tại việt nam (Trang 27 - 31)