Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mơ hình phân loại và thu gom chất thải rắn rất hiệu quả:

California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu

gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong

các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá

32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị

cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý chất thải rắn để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,...

đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dịng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và

phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.

Mỹ: Hàng năm, chất thải rắn sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình qn mỗi người dân Mỹ thải ra 2,5 kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại chất thải rắn trên đất nước Mỹ khơng có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vơ cơ. Trong

thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy chất thải rắn sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc khơng phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%).

Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn

năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu

lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể u cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đồn khi áp dụng các yêu cầu này.

Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế giới.

Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và

xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý chất thải rắn tốt hơn. Chất thải rắn ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở

Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom chất thải rắn công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến

khích tự thu gom và vận chuyển chất thải rắn cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom chất thải rắn trực tiếp tại nhà phải trả phí 17

đơla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đơla

Singapore/tháng.

Theo dự báo số lượng CTR nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên từ 640 triệu tấn năm 2007 lên 17% 770,2 triệu tấn năm 2020. Trong khi đó lượng rác đem đốt xử lý chỉ 18%, 18% được tái sinh

còn lại phải mang chôn lấp (năm 2007). Như vậy cả ở các nước công nghiệp

tiên tiến, số lượng rác được tái sinh cũng chỉ đạt 1/5. Và điều nhức nhối nữa là lượng chất thải rắn được xử lý đốt, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, thu hẹp đất sinh hoạt vốn đã hạn hẹp.

Bảng 1.8. Chỉ số quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới (năm 2002) Tên nước Khối lượng CTR

(kg/người/năm)

Chôn lấp

(%) Đốt (%)

Ủ sinh

học (%)

Thu hồi tái chế (%) Mỹ 701 67,0 16,0 2,0 15,0 Canada 646 82,0 8,0 - 10,0 Hà Lan 484 52,0 27,0 8,0 13,0 Đức 417 68,9 15,5 3,1 12,5 Thụy Sỹ 406 11,0 76,0 13,0 - Nhật Bản 400 22,5 72,8 - 3,1 Pháp 348 50,0 40,0 10,0 - Anh 347 83,0 13,0 - -

Tây Ban Nha 323 75,0 5,0 20,0 -

Thụy Điển 314 38,0 55,0 7,0 -

Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia về chất thải rắn, 2011,

Từ bảng trên có thể thấy rằng: Mỹ là nước có khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân đầu người/năm là cao nhất thế giới (701 kg/người/năm), sau đó là

Canada (646 kg/người/năm). Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở các nước cũng khác nhau. Mỹ là nước đã sử dụng phương pháp thu hồi và tái chế chất thải rắn cao nhất thế giới (15% lượng chất thải rắn phát sinh), sau đó đến Hà Lan và Đức. Trong khi đó, Thụy Sỹ sử dụng phương pháp đốt là chủ yếu (chiếm 76%) và ở Nhật Bản tỷ lệ này là 72,8%. Tây Ban Nha là nước đã sử dụng phương pháp ủ sinh học nhiều

nhất (20%) trong việc xử lý chất thải rắn đô thị.

Phương pháp chôn lấp được các nước sử dụng nhiều nhất trong việc xử lý chất thải rắn là Anh (83%), Tây Ban Nha (75%) và Đức (68,9%). Hội các chính quyền địa phương tại Anh (LGA), nói rằng hàng năm người Anh thải ra 27 triệu tấn chất thải rắn hỗn tạp không qua tái chế. Chia đều cho các gia đình trung mỗi hộ thải nửa tấn hàng năm và con số này đã đưa nước Anh trở thành thùng rác của Châu lục [23].

Cịn phương pháp đốt thơng thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác sinh khói độc và dễ sinh dioxin nếu giải quyết việc xử lý khói khơng tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong cơng nghệ đốt rác).[25]

Như vậy, với tình hình phát triển kinh tế ngày càng cao thì lượng rác phát sinh trên thế giới đang ngày càng nhiều và chủ yếu tăng nhanh ở các nước phát

triển. Mặc dù các nước này đã dùng nhiều biện pháp hạn chế chất thải rắn phát sinh, thu hồi nguyên liệu nhưng lượng chất thải rắn phát sinh cũng đang trở thành mối

quan tâm của chính quyền và nhân dân các nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)