Mơ hình áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67)

- Giải pháp quản lý phát sinh chất thải tại nguồn.

Giải pháp được đề xuất mang tính chất trước mắt và lâu dài dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Điều này, có nghĩa là các doanh nghiệp phát

sinh chất thải phải tốn chi phí cho quá trình thu gom, phân loại tại nguồn, xử lý CTR đúng quy định. Các giải pháp nêu ra tuân theo nguyên tắc chất thải phát sinh

tại công đoạn nào sẽ thu gom tai cơng đoạn đó.

+ Chất thải rắn phát sinh tại nhà máy phải được phân loại, không để lẫn lộn CTR sản xuất thông thường với CTRNH hay các loại CTRNH với nhau;

+ Tiến hành thu gom, đóng gói, thống kê khối lượng và lưu giữ tạm thời

CTR an toàn theo đúng chủng loại;

+ Tiến hành lập hồ sơ đăng ký quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải; + Lựa chọn đơn vị có chức năng xử lý theo đúng quy định

Quy trình giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn áp dụng cho một đơn vị sản xuất. Trong quy trình này giải pháp được đưa ra là mỗi đơn vị sản xuất có một bộ

Các giải pháp SXSH

Tái chế Giảm thải

tại nguồn Cải tiến sản phẩm

Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ

Thay đổi quy trình sản xuất

Quản lý nội vi

Thay nguyên liệu đầu vào

Kiểm soát quá trình sản xuất

Cải tiến thiết bị

Thay đổi cơng nghệ

quan trọng, nó quyết định sự thành cơng hay không của công tác phân loại chất thải tại nguồn. Vì vậy, cơng việc này phải được thực hiện bởi bộ phận môi trường sau mỗi ca làm việc. Chất thải rắn phát sinh được thu gom sau đó phân loại thành các loại CTR, tiếp đến chất thải được bộ phận chuyên môn của nhà máy kiểm tra, nếu hợp lý sẽ được đóng gói, ghi nhận khối lượng và chuyển vào kho chứa chất thải sau

đó đưa đi tái chế, tái sử dụng những chất thải có giá trị kinh tế.

Ngồi ra cịn có một số phương pháp xử lý sơ bộ được áp dụng kết hợp với quy trình trên để làm giảm lượng CTR thải bỏ như: nén chặt chất thải (giảm thể

tích), cắt vụn chất thải (áp dụng đối với các chất thải như giấy, vải, da) hoặc sử

dụng chất thải là chất đốt cho các nồi hơi tại nhà máy,...

Giải pháp tái sử dụng chất thải trong phạm vi khu công nghiệp

Chất thải rắn trong mỗi đơn vị sản xuất được thải bỏ ra sau đó được bộ phận mơi trường trong đơn vị đó phân loại thành chất thải rắn có giá trị thương mại và

chất thải rắn khơng có giá trị thương mại. Chất thải rắn có khả năng tuần hồn tái sử dụng trong nội vi xí nghiệp được thu gom tách riêng sử dụng lại, những loại nào

không tuần hồn tái dựng được nhưng có thể được xí nghiệp khác trong KCN sử

dụng làm nguyên liệu sản xuất thì được trao đổi chất thải với nhau.

Một giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của cơng tác tái sử dụng chất thải là hình thành thị trường trao đổi chất thải giữa các xí nghiệp trong các KCN. Các xí nghiệp có chất thải rắn có thể được các xí nghiệp khác tái sử dụng, tái chế thì liên hệ với trung tâm trao đổi chất thải trong KCN, bộ phận trao

đổi thông tin về chất thải sẽ trực tiếp thu nhận thông tin sau đó liên hệ với xí

nghiệp có nhu cầu đến thực hiện việc trao đổi chất thải. Ngoài ra, trong trung

tâm trao đổi chất thải cịn có bộ phận tái sinh tái chế chất thải, chất thải sẽ được tái chế nếu chưa có xí nghiệp nào tiếp nhận chất thải. Mơ hình thị trường trao đổi chất thải ra đời sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các xí nghiệp, làm hạn chế việc thải bỏ chất thải có khả năng tái chế ra môi trường, mang lại lợi nhuận cao cho KCN, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

Nâng cao khả năng phân loại tại nguồn

- Nâng cao nhận thức chủ doanh nghiệp và cơng nhân về lợi ích của việc phân loại CTR, giá trị tiềm ẩn của từng loại CTR; tuyên truyền và phát tài liệu

hướng dẫn phân biệt các loại CTR, đưa ra danh sách chi tiết các CTRNH cho từng

ngành công nghiệp, hướng dẫn cách phân loại,...

Xây dựng hệ thống thu gom và lưu trữ chất thải rắn

Hệ thống thu gom CTR phải được xây dựng một cách đồng bộ, các đơn vị

nhận thu gom chất thải phải ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất. Cần có chính sách bắt buộc các đơn vị sản xuất phải ký hợp đồng thu gom chất thải với đơn vị thu

gom, tránh trường hợp đơn vị sản xuất xả thải chất thải trái phép ra môi trường. Cần có những nghiên cứu về điều kiện kho chứa, trạm trung chuyển, khối lượng chất

thải rắn phát sinh tại từng đơn vị sản xuất từ đó quyết định lựa chọn phương tiện thu gom, tần suất thu gom, tuyến đường thu gom phù hợp với khả năng kinh tế cho

phép của các đơn vị thu gom.

Đầu tư thiết bị dụng cụ lưu trữ chất thải. Yêu cầu đặt ra là chất thải sau khi

phân loại tại nguồn phải được đóng gói lưu trữ trong các dụng cụ đạt tiêu chuẩn như thùng chứa 240L hoặc kho chứa chất thải phải kín đáo. Chất thải được lưu trữ tại

những vị trí có ít người qua lại nhưng thuận lợi cho công tác thu gom. Đặc biệt

CTRNH phải được lưu trữ an tồn, khơng để chất thải tiếp xúc trực tiếp với môi

trường bên ngoài.

3.4.2. Các giải pháp riêng cho từng khu công nghiệp.

3.4.2.1. Các giải pháp cho khu công nghiệp Nam Cấm

Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức trong KCN Nam Cấm giải pháp được đưa ra đối với bộ phận quản lý môi trường thuộc ban quản lý KCN là tăng cường

thêm cán bộ có kiến thức chun mơn cao về quản lý CTR. Bộ phận môi trường phải có sự phân chưa công việc trong công tác quản lý, phải có bộ phận chuyên quản lý CTR trong KCN. Mở các khóa tập huấn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản

Trong các đơn vị sản xuất trong KCN bắt buộc phải có bộ phận chun trách cơng việc thu gom và phân loại chất thải rắn nguy hại tại nguồn, điều này rất quan

trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác quản lý CTR. Bộ phận

phân loại này phải qua một lớp tập huấn phân loại chất thải rắn tại nguồn, phải có kiến thức phân loại CTR thông thường và CTR nguy hại.

Một điều rất quan trọng để đảm bảo công tác quản lý CTR đạt hiệu quả cao là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất dựa trên tinh thần cùng chung sức hạn chế thải bổ chất thải rắn ra môi trường. Các bộ phận từ ban quản lý, bộ phân môi trường trong các đơn vị sản xuất đến bộ phận thu gom, vận chuyển cần phối

hợp, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc, cùng nhau đề ra các phương án và hỗ trợ nhau làm việc tránh tình trạng “phần ai nấy lo” hay chống đối lẫn nhau.

Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong KCN, nhất là kiến thức về quản lý chất thải rắn.

Phân loại tại nguồn

Công tác phân loại tại nguồn rất quan trọng, để nâng cao hiệu quả của công tác này thì trước hết phải thành lập bộ phận có trách nhiệm phân loại tại nguồn. Bộ phận này làm việc giữa hai ca và phải được đào tạo kiến thức phân loại chất thải

rắn, đặc biệt là CTR nguy hại và phải được sự hỗ trợ giúp đỡ của ban quản lý KCN và những người có kiến thức chuyên môn cao. Ban quản lý KCN kết hợp với các

đơn vị sản xuất và các chuyên gia tổ chức đầu tư nghiên cứu các loại chất thải rắn

cần phải phân loại trong từng đơn vị sản xuất, từ đó đưa ra danh sách các loại CTR phải phân loại để bộ phận thực hiện phân loại dễ dàng thực hiện hơn. Chất thải rắn sau khi được phân loại chứa đựng trong các dụng cụ chứa đựng có màu sắc quy định khác nhau và được dán nhãn để dễ dàng hơn trong công tác thu gom.

Lưu trữ chất thải rắn

Các đơn vị sản xuất cần phải phối hợp với KCN đầu tư mua các dụng cụ

chứa đựng chất thải rắn đúng quy định như thùng chứa 240L đạt tiêu chuẩn. Cần đầu tư xây dựng kho chứa chất thải rắn trong từng đơn vị sản xuất. Chất thải rắn

nhập vào, cần xây dựng kho chứa cao, kín đáo, che chắn hợp lý tránh để chất thải tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện mơi trường bên ngồi dễ phát tán mùi hơi, bốc

hơi vào khơng khí.

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn

KCN cần quản lý chặt chẽ hơn công tác thu gom, vận chuyển chất thải, chỉ cho phép một đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Hiện tại ban quản lý KCN chưa thống kê được lượng chất thải rắn thực tế tại KCN.

Đơn vị nhận thu gom chất thải rắn cần phải đầu tư phương tiện và tăng

cường nguồn nhân lực. Cần nghiên cứu tuyến đường thu gom, vận chuyển để mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất, tiết kiệm thời gian thu gom vận chuyển. Trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn cần có biện pháp khắc phục chất thải rắn rơi vãi ra môi trường như phương tiện thu gom vận chuyển phải che chắn cẩn thận, xe kéo cần có lưới bao trên thùng chứa.

3.4.2.2. Các giải pháp cho khu công nghiệp Bắc Vinh

Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Để công tác quản lý môi trường tốt hơn ở hiện tại và trong tương lai thì một

yêu cầu đặt ra cũng giống như KCN Nam Cấm là phải tăng cường thêm cán bộ có chun mơn trong lĩnh vực chất thải rắn, thường xuyên mở các lớp tập huấn, các lớp nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, phân ra bộ phận chuyên quản lý CTR.

Cần thiết phải thành lập bộ phận môi trường trong các cơ sở sản xuất để thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. Mở các lớp tập huấn cho bộ phận này để nâng cao hiệu quả phân loại tại nguồn.

Ban quản lý, bộ phận môi trường trong mỗi đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom vận chuyển CTR trong KCN cần phối hợp thường xuyên, hoạt động thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để công tác quản lý CTR ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Phân loại CTR tại nguồn

Hiện tại trong KCN việc phân loại CTR tại nguồn còn hạn chế nên phải thực hiện một số biện pháp nâng cao khả năng phân lọa chất thải rắn tại nguồn cho bộ

có giá trị thương mại nên tập trung bán cho các cơ sở tái chế để việc kiểm soát loại chất thải này dễ dàng hơn.

Lưu trữ chất thải rắn

Tình trạng lưu trữ chất thải rắn tại các kho chứa chưa hợp lý, kho chứa xây dựng quá thấp, không được che chắn nên côn trùng dễ dàng xâm nhập, gây mùi hôi phát tán khắp nơi. Đề xuất nên xây kho chứa cao hơn, phun thuốc ngăn ngừa cơn

trùng xâm nhập vào, cần che chắn kín hơn tránh tình trạng phát tán mùi hơi. Chất thải lưu trữ trong những thùng chứa phải được tập kết tại những vị trí thuận lợi cho xe thu gom đến thu gom.

Vận chuyển chất thải rắn

Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn cịn tình trạng nước rỉ rác chảy tràn xuống đường, để khắc phục tình trạng này, giải pháp được đề xuất là thiết kế phận thu gom nước rỉ rác được lắp đặt trên xe tải. Xe tải được thiết kế thùng xe nghiêng về một hướng để nước rỉ rác tập trung lại sau đó được dẫn qua một ống thu đến bộ phận chứa nước. Nước rỉ rác này được đổ bỏ xuống cống dẫn nước thải hay những vị trí thích hợp.

3.4.2.3. Đánh giá tính khả thi các giải pháp phù hợp cho hai khu công

nghiệp

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

Đây là việc làm cần thiết đầu tiên để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn.

Lợi ích của phương pháp phân loại tại nguồn: - Giảm chi phí chơn lấp và xử lý chất thải. - Tận dụng được lượng phế liệu.

- Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng khí meetan và khí CO2 phát sinh ra từ các bãi chơn lấp vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Giảm tối đa khối lượng nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn. - Giảm gánh nặng ngân sách cho các công tác xử lý chất thải rắn.

Xây dựng mơ hình tái sinh, tái chế, trao đổi chất thải

Lợi ích của việc tái sinh, tái chế, trao đổi chất thải rắn trong các KCN

Phát triển tái sử dụng, tái chế chất thải là phương cách tốt nhất để giảm nhu cầu đất chôn rác và tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động tái sinh tái chế phế liệu từ các ngành sản xuất công nghiệp là một phương thức đáng được quan tâm và khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Bên cạnh việc tái sinh, tái chế chất thải, cịn có tái sử dụng trực tiếp chất thải. Thông thường, khi giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể thực hiện được thì chất thải có thể được tái sử dụng là nguyên liệu sản xuất ở những quy trình sản xuất khác để tạo ra sản phẩm mới. Tái sinh và tái sử dụng (gọi chung là quá trình trao đổi chất thải) mang lại lợi ích kinh tế do sử dụng ít năng lượng tiêu thụ để tạo ra sản phẩm mới từ nguyên vật liệu tái sử dụng, hạn chế suy thối mơi trường do ít khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu sản xuất. Để quá trình trao đổi chất thải hoạt động hiệu quả thì phải có thị trường trao đổi, tái chế chất thải. Mục đích của thị trường này là tạo ra một kênh thông tin cho phép những chất thải công nghiệp hay những sản phẩm phụ của ngành công nghiệp khác. Thị trường này hình thành sẽ mang lại lợi ích khơng nhỏ cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa bán được chất thải vừa không tốn tiền xử lý chất thải. Mặt khác, tái sử dụng chất thải còn là chiến lược quản lý chất thải rắn công nghiệp. Nhất là đối với các khu

công nghiệp tại Nghệ An vì hiện nay vẫn chưa có khu xử lý chất thải rắn công nghiệp.

Tuy vậy, hiện nay hầu hết các hoạt động tái chế phế liệu tại Việt Nam nói

chung và Nghệ An nói riêng đều do tư nhân đảm trách. Đây là những cơ sở nhỏ,

vốn đầu tư thấp, phương tiện sản xuất đa số là thủ cơng. Vì vậy, các cơ sở tái sinh tái chế chất thải đồng thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Đánh giá lợi ích kinh tế và lợi ích mơi trường của mơ hình

Việc ứng dụng mơ hình “Thị trường trao đổi, tái chế chất thải” cho KCN là một hoạt động cần thiết để quản lý chất thải một cách hiệu quả hơn nhằm giảm bớt

môi trường do chất thải gây ra. Thực chất ứng dụng “Thị trường trao đổi, tái chế

chất thải” chính là đưa ra các nhìn tổng quát hơn về chất thải cũng như giá trị thực của chất thải “biến những cái bỏ đi thành cái có thể sử dụng lại” với nhiều cách lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu kinh tế và môi trường.

Đưa ra các khả năng có thể tận dụng triệt để chất thải, đồng thời tiết kiệm chi

phí khi thu hồi lại các chất thải có khả năng sử dụng tiếp hoặc lấy nó làm nguyên liệu để trao đổi hoặc bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.

- Các lợi ích kinh tế:

+ Giảm chi phí quản lý chất thải rắn

+ Giảm chi phí thu mua nguyên liệu tho cho người sử dụng + Cải thiện lợi nhuận và khả năng tồn tại của các cơng ty tái chế. - Các lợi ích về môi trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)