CHƢƠNG 2 : THỰC NGHIỆM
2.4. Phương pháp và chiến dịch lấy mẫu tại các trường học
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu
Để nghiên cứu tác động của các yếu tố: kiến trúc, tình trạng xây dựng, tình trạng giao thơng tới nồng độ BTEX ở khơng khí trong nhà, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu như sau:
- Trong khoảng thời gian 2 tháng mùa đông (từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2017), tiến hành lấy mẫu tại 9 trường mầm non với hệ thống thơng gió tự nhiên được đặt tại các địa điểm khác nhau tại Hà Nội
- Trong khoảng thời gian 1 tháng mùa hè (tháng 5/2018) nhóm nghiên cứu tiếp tục lấy mẫu tại 7 trường mầm non (thuộc 9 trường mầm non đã lấy mẫu trong chiến dịch lấy mẫu mùa đơng năm 2017).
Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của các nguồn phát thải BTEX đối với khơng khí trong các phịng học; ở mỗi trường mầm non, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu khơng khí trong nhà và ngồi trời theo 2 khoảng thời gian:
- Ban ngày, trong khoảng thời gian từ 8:00 đến 16:00 (8 h): là khoảng thời gian diễn ra hoạt động giáo dục của giáo viên và trẻ trong lớp học. Lấy đồng thời 02 mẫu khí: trong phịng học và ngồi phịng học. Mẫu khí ngồi phịng học được đặt ở sân trường, vị trí an tồn, hạn chế tối đa nguy cơ phá hủy thiết bị hoặc gây chú ý tới người khác.
- Buổi tối, đêm và cuối tuần: trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h00 của ngày kế tiếp (12h), là khoảng thời gian tĩnh, khơng có bất kỳ hoạt động nào diễn ra trong lớp học. Lấy đồng thời 02 mẫu khí: trong phịng học và ngồi phòng học (sân trường), trùng với vị trí lấy mẫu ban ngày nhưng với thời gian đã được trình bày ở phần trên.
Mẫu khí được thu thập bằng máy hút khơng khí cỡ nhỏ với tốc độ thấp (0,2 mL.phút-1). Máy hút không khí thường xuyên được hiệu chỉnh trong suốt chiến dịch lấy mẫu.
Thể tích mẫu khí được xác định theo cơng thức sau:
V = v × t (2.1)
Trong đó: V: Thể tích lấy mẫu (lít); v: Tốc độ hút (lít/phút); t: Thời gian lấy mẫu (phút).