Nồng độ các chất chuẩn BTEX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng nguồn phát thải các chất BTEX trong không khí trong nhà tại khu vực hà nội và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người (Trang 46)

Nồng độ (ppb) M1 M2 M3 M4 M5 M6 Benzen 46,8 156,1 356,8 557,5 936,6 1561,0 Toluen 26,6 88,6 202,4 316,2 531,3 885,5 Etyl benzen 48,1 160,3 366,4 572,5 961,8 1603,0 p-Xylen 45,6 151,9 347,2 542,5 911,4 1519,0 o-Xylen 45,7 152,3 348,0 543,8 913,5 1522,5 m-Xylen 39,9 133,0 304,0 475,0 798,0 1330,0

Phân tích 6 mức chuẩn BTEX trong các mẫu nêu trong bảng 2.5 để xây dựng đường ngoại chuẩn. Sau khi chiết mẫu thực trong 1 mL CS2, bơm 3μL mỗi mức chuẩn trên vào hệ thống GC-MS. Kết quả thu được dùng để xây dựng đường ngoại chuẩn y = b + ax. Trong đó y là số đếm diện tích pic, x là nồng độ chất chuẩn: benzen, toluen, etylbenzen, xylen. Dựa trên đường ngoại chuẩn sẽ xác định được nồng độ của mỗi chất BTEX trong mẫu thực.

Bảng 2.4: Phƣơng trình đƣờng ngoại chuẩn của các hợp chất BTEX

TT Tên chất Phƣơng trình đƣờng chuẩn R2

1 Benzen y = 90,0x + 6474,6 0,9982 2 Toluen y = 2204,8x + 4376,2 0,9986 3 Etyl benzene y = 1454,4x - 22308,0 0,9993 4 p-xylene y = 1168,2x – 14208,0 0,9992 5 o-xylene y = 1085,4x – 414,0 0,9999 6 m-xylene y = 1173,3x – 11092,0 0,9993

Hình 2.13: Đường ngoại chuẩn của benzen

Đường ngoại chuẩn của các hợp chất khác trong họ các chất BTEX được mô tả ở phần phụ lục.

2.3.6. Xác định nguồn phát thải

2.3.6.1. Tỷ số I/O (Indoor/Outdoor)

Tỷ số I/O là tỷ số tổng nồng độ BTEX trong nhà với ngoài trời tại một địa điểm lấy mẫu, trong cùng thời điểm, cùng phương pháp lấy mẫu, phân tích [8].

Tỷ số I/O = in out

C

C (2.2)

Trong đó: Cin, Cout lần lượt là nồng độ chất khí trong nhà và ngồi trời của cùng một chất ô nhiễm. Nếu tỷ số I/O > 1 thì khẳng định có nguồn phát thải BTEX trong nhà, trong khitỷ số I/O < 1 thì khẳng định có nguồn phát thải BTEX ngồi trời.

2.3.6.2. Tỷ lệ nồng độ của các hợp chất BTEX

Tỷ lệ nồng độ của các hợp chất BTEX trong khơng khí ngồi trời là một giá trị quan trọng giúp xác định nguồn phát thải và tuổi quang hóa của chúng [19, 20].

a. Tỷ lệ Toluen/Benzen (T/B)

Benzen và toluen là các thành phần chính của khí thải từ ống xả của ơ tơ, các khoảng giá trị về tỷ lệ nồng độ Toluen/benzen (T/B) thường được sử dụng để chỉ ra nguồn phát thải của chúng từ giao thông [19]. Tỷ lệ T/B trong khơng khí ngồi trời

y = 90.032x + 6474.6 R² = 0.9982 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 ar ea nồng độ (ppb)

nằm trong khoảng 1,95 – 6,07 xác nhận nguồn phát thải của chúng từ các phương tiện giao thông [10]. Nếu tỷ lệ T/B ≥ 10 thì nguồn phát thải của chúng liên quan tới các hoạt động công nghiệp đặc trưng [10].

Nồng độ của toluen và benzen bị giảm trong khơng khí thơng qua phản ứng của chúng với các gốc HO• với hằng số tốc độ của toluen lớn hơn khoảng 5 lần so với benzen [13]. Do đó, tỷ lệ T/B trong khơng khí ngồi trời thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ của chúng tại thời điểm được phát thải từ các động cơ đốt trong và sẽ giảm dần theo thời gian; khi đó nếu tỷ lệ T/B càng cao sẽ phản ánh vị trí lấy mẫu càng ở gần nguồn phát thải trực tiếp (fresh sources) [13, 15].

b. Tỷ lệ T/E

Toluen và etylbenzen thoát ra từ sự bay hơi nhiên liệu và các quá trình đốt cháy trong động cơ, do đó chúng thể hiện mối tương quan tốt (R2 ~ 0,94) trong các mẫu khí từ nguồn giao thơng [24]. Mặc dù toluen và etylbenzen có tuổi thọ trong khí quyển là tương đương nhau (lần lượt là 1,9 ngày và 1,6 ngày), nhưng nếu mối tương quan giữa toluen và etylbenzen thấp thì có thể có các nguồn phát thải toluen khác trong các thành phố như: kiến trúc bề mặt sơn, vẽ tranh nghệ thuật, dung môi công nghiệp và nguyên liệu hóa chất [24].

c. Tỷ lệ m-Xylen/Etyl benzen (m-X/E)

m-Xylen và etyl benzen có mối tương quan rất tốt đối với các mẫu nhiên liệu

lỏng và khí phát ra từ hoạt động giao thơng. Bằng việc đốt cháy hơn 700 mẫu nhiên liệu và phân tích kết quả thu được, nhóm nghiên cứu do Monod phụ trách đã thu được tỷ lệ m-X/E là 2,24 ± 0,33. Đồng thời, nhóm này đã chứng minh được m-xylen và etyl benzen cùng phát ra từ một nguồn [21]. Bên cạnh đó, tuổi thọ khí quyển của

m-xylen (11,8 giờ) ngắn hơn so với etylbenzen (1,6 ngày) dẫn đến sự suy giảm tỷ lệ m-X/E theo thời gian bởi các phản ứng quang hóa. Vì vậy, sự giảm tỷ lệ m-X/E là

cơng cụ để đánh giá tuổi của khối khí [27].

d. Tỷ lệ m-Xylen/p-Xylen (m/p-Xylen)

Thành phần có trong nhiên liệu động cơ rất khác nhau tùy theo thành phố và loại xăng dầu. Tuy nhiên, Monod và các cộng sự đã tìm thấy một mối tương quan

rất tốt (R2 = 0,97 – 1,00) giữa nồng độ của m-xylen và p-xylen trong các mẫu khơng khí ngồi trời được lấy ở 19 thành phố khác nhau ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ [21]. Nghiên cứu của Monod đã tiến hành đốt cháy 706 mẫu nhiên liệu và thu được tỷ lệ m-Xylen/p-Xylen là 2,33 ± 0,30. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: p-

Xylen và m-Xylen có trong khơng khí chủ yếu do sự bay hơi từ nhiên liệu [21].

e. Tỷ lệ m-Xylen/o-Xylen (m/o-Xylen)

Tỷ lệ giữa m-Xylen/o-Xylen cho mối tương quan tốt đối với khơng khí ở trong các đơ thị, khí phát ra từ hoạt động giao đơng, đốt sinh khối và sử dụng nhiên liệu [21]. Năm 2001, nhóm nghiên cứu của Monod đã đốt 706 mẫu nhiên liệu và thu được tỷ lệ m-Xylen/o-Xylen là 1,84 ± 0,25 [21].

2.3.7. Đánh giá rủi ro môi trường của hợp chất BTEX

Đánh giá rủi ro môi trường của hợp chất BTEX là đánh giá khả năng gây hại cho sức khỏe do tiếp xúc của con người với các chất BTEX theo thời gian. Theo US EPA, việc đánh giá rủi ro sức khỏe thường tuân theo 4 bước cơ bản như sau:

Hình 2.14: Quy trình đánh giá rủi ro theo US-EPA

Nhận biết mối nguy hại

• Các chất gây ung thư

• Các chất khơng gây ung thư

Đánh giá phơi nhiễm

• Tính tốn liều lượng phơi nhiễm qua các con đường tiếp xúc

Đánh giá độc tính

• Xác định hệ số ung thư (SF)

• Xác định mức hấp thụ có thể chấp nhận được mỗi ngày (TDI)

Đặc tính rủi ro

• Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người • Rủi ro ung thư (LCR)

2.3.7.1. Nhận biết mối nguy hại

Xác định sự có mặt và mối nguy hại của hợp chất BTEX trong khơng khí trong nhà.

2.3.7.2. Đánh giá phơi nhiễm

Đánh giá rủi ro về sức khỏe được tính tốn đối với các con đường tiếp xúc khác nhau bao gồm tiếp xúc qua da, tiêu hóa và hơ hấp. Các cơng thức tính tốn liều lượng phơi nhiễm hàng ngày được tham khảo theo US-EPA (2004)

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm nhằm xác định mức độ (cường độ, tần số, thời gian hoặc liều) mà con người tiếp xúc với một hóa chất trong môi trường. Trong quá trình đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, đặc tính của sự phơi nhiễm, con đường phơi nhiễm và định lượng nồng độ phơi nhiễm được xác định. Thông thường, định lượng nồng độ phơi nhiễm tiến hành với các bước sau đây:

Lượng hấp thụ (hít vào) đi vào cơ thể mỗi ngày của một người được tính tốn theo công thức 2.3: i C CF IR ED EF CDI BW AT       (2.3) trong đó:

CDI: Lượng hấp thụ đi vào cơ thể mỗi ngày thơng qua hít thở mỗi ngày của một người bị nhiễm độc mãn tính sống trên 70 năm (mg/kg.ngày-1)

Ci: Nồng độ của chất ơ nhiễm trong khơng khí (mg.m-3). CF: Hệ số chuyển đổi (mg.µg−1).

IR: Tỷ lệ hít vào (m3.ngày-1) ED: Thời gian phơi nhiễm (năm) EF: Tần suất phơi nhiễm (ngày.năm-1) BW: Trọng lượng cơ thể (kg)

Để tính CDI, các giá trị IR, ED, EF, BW và AT của phương trình 2.3 đã được tìm ra bởi Miri và các cộng sự [20] với các giá trị lần lượt là: 0.75 m3.giờ−1, 70 năm, 350 ngày.năm−1, 70 kg, và 25,500 ngày. Các thông số trong phương trình 2.1 được dùng để tính tốn cho trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tuổi. Cụ thể, theo USEPA, giá trị tiêu chuẩn về tốc độ hít vào (m3.giờ - 1) mỗi giờ là 1,26 m3 khơng khí đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Ở Việt Nam, vì trẻ nhỏ thường học 4 năm tại các trường mầm non nên giá trị ED được đặt ở 4 (năm -1

). Giả sử trẻ em đi học 5 ngày/tuần và 40 tuần/năm, tần suất phơi nhiễm là 200 (ngày.năm -1). Trọng lượng cơ thể (BW) là 13,6 kg đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi (theo USEPA) [11]. Thời gian trung bình (AT) là 1460 ngày (tương đương với 4 năm học ở trường mầm non) và có 365 ngày/năm.

2.3.7.3. Đánh giá độc tính

Việc đánh giá độc tính đối với các chất gây ung thư được xác định thông qua hệ số ung thư (Slope factor – SF) và tương ứng với các chất không gây ung thư là mức hấp thụ có thể chấp nhận được mỗi ngày (Tolerable Daily Intake – TDI). Các thông số này được tra theo tài liệu của Tổ chức Y tế Canada (Health Canada 2010).

2.3.7.4. Đặc tính rủi ro

Trong quá trình đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người, mơ tả đặc tính rủi ro là bước cuối cùng để tính tốn định lượng ảnh hưởng gây ung thư và khơng ung thư đối với một nhóm đối tượng cụ thể [2].

a. Ảnh hưởng gây ung thư

Đối với các chất gây ung thư, nguy cơ mà mỗi cá nhân phát triển bệnh trong suốt thời gian phơi nhiễm cả đời được tính tốn bằng cách sử dụng chỉ số CDI và thông tin liều lượng – đáp ứng của từng hóa chất cụ thể.

Đối với các chất có lượng hấp thụ thấp như BTEX, giả thiết rằng mối quan hệ giữa liều lượng – đáp ứng sẽ là tuyến tính. Vì vậy, mức độ rủi ro gây ung thư được tính bằng cách sử dụng phương trình 2.4.

trong đó:

LCR: Mức độ rủi ro gây ung thư suốt đời

CDI: Lượng hấp thụ đi vào cơ thể mỗi ngày thơng qua hít thở mỗi ngày của một người bị nhiễm độc mãn tính sống trên 70 năm (mg/kg.ngày-1)

CSF: Hệ số rủi ro gây ung thư (mg.kg-1.ngày-1)

Theo IRIS, hệ số rủi ro gây ung thư của benzen là 0,029 (mg.kg-1.ngày-1) [33]. Cần lưu ý rằng, khơng có giá trị CSF cho các hợp chất TEX, do đó, khơng thể đánh giá nguy cơ gây ung thư đối với với các hợp chất TEX

Trong luận văn này, giá trị CDI được tính cho 02 trường hợp, cụ thể:

1. Nồng độ trung bình của các hợp chất BTEX ở phòng học để ước tính giá trị LCR trong suốt thời gian học tập của trẻ.

2. Nồng độ trung bình của các hợp chất BTEX ở bên ngoài lớp học để ước tính giá trị LCR trong khơng khí ngồi trời.

b. Ảnh hưởng không gây ung thư

Khác với mức độ rủi ro gây ung thư suốt đời, mức độ rủi ro không gây ung thư (HQ) được đánh giá bằng cách so sánh nồng độ tiếp xúc trong một thời gian cụ thể với liều lượng tham chiếu (RfC) có nguồn gốc, thời gian tiếp xúc tương tự. Tỷ lệ này được gọi là thương số rủi ro của ảnh hưởng khơng gây ung thư. Đối với chất khí, thương số rủi ro của ảnh hưởng khơng gây ung thư được tính tốn theo phương trình 2.5 LEC HQ RfC  (2.5) trong đó:

LEC: Nồng độ trung bình của chất gây ơ nhiễm trong khơng khí ngồi trời (mg.m-3).

RfC: Nồng độ tham chiếu của chất gây ô nhiễm (mg.m-3).

Chỉ số rủi ro của ảnh hưởng khơng gây ung thư (HI) được tính theo phương trình 2.6.

n i 1

HIHQ (2.6) trong đó:

HI (hazard index): Chỉ số rủi ro của ảnh hưởng không gây ung thư

HQi : Thương số rủi ro của ảnh hưởng không gây ung thư của chất thứ i, i từ 1 đến n.

Theo IRIS, Giá trị RfC và CSF của benzen, toluen, etyl benzen và xylen được mô tả trong bảng 2.8:

Bảng 2.5: Giá trị hệ số rủi ro ung thƣ và nồng độ tham chiếu của các hợp chất BTEX

Chất ô nhiễm

Ảnh hưởng gây ung thư Ảnh hưởng không gây ung thư Hệ số rủi ro ung thư CSF

(mg/kg-ngày)-1 Nồng độ tham chiếu RfC (mg.m-3) Benzen 5,45×10 – 5 0,03 Toluen - 5 Etyl benzen 1,75×10 – 5 1 Xylen - 0,1

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nồng độ các chất ơ nhiễm BTEX trong khơng khí tại các trƣờng mầm non ở Hà Nội theo mùa

Theo QCVN6:2009/BTNMT, nồng độ tối đa cho phép của các chất: benzen, toluen, tổng xylen trong thời gian một giờ và một năm [1] được mô tả bởi bảng 3.1:

Bảng 3.1: Nồng độ tối đa cho phép của các hợp chất BTX đối với khơng khí ngồi trời trong một giờ và một năm.

Thời gian trung bình Nồng độ tối đa cho phép (µg.m–3)

Benzen 1 giờ 22 1 năm 10 Toluen 1 giờ 500 1 năm 190 Tổng xylen 1 giờ 1000 1 năm -

Cần chú ý rằng, tại Việt Nam chưa có qui chuẩn đối với chất lượng khơng khí trong nhà.

3.1.1. Nồng độ các chất ô nhiễm BTEX tại các trường mầm non ở Hà Nội vào mùa đông. mùa đông.

Các kết quả phân tích nồng độ BTEX trong khơng khí bên trong và bên ngoài lớp học tại 9 trường nầm non trên địa bàn Hà Nội được thu thập vào mùa đông thể hiện dưới bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nồng độ các hợp chất BTEX trong khơng khí trong nhà ở 9 trƣờng mầm non ở Hà Nội đƣợc thu thập vào mùa đông

Trong khoảng thời gian diễn ra hoạt động học tập (8h – 16h)

GTNN (µg.m–3) GTLN (µg.m–3) Trung bình (µg.m–3) Trung vị (µg.m–3) Độ lệch (µg.m–3) Benzen 1,22(0,86) 6,01(4,93) 3,58(2,59) 3,33(2,39) 1,85(1,37) Toluen 1,59(0,26) 63,39(129,3) 13,78(19,13) 7,92(4,82) 19,1(44,4) Etyl benzen 0,94(0,24) 6,34(2,77) 3,12(1,39) 3,29(1,36) 1,69(0,99) m+p-xylen 1,93(0,57) 7,31(17,28) 3,94(3,86) 4,24(2,49) 2,19(5,23) o-xylen 0,65(0,11) 3,25(1,66) 1,81(0,98) 2,03(1,20) 0,88(0,69)

Trong khoảng thời gian khơng có hoạt động học tập (18h – 6h ngày hơm sau) GTNN (µg.m–3) GTLN (µg.m–3) Trung bình (µg.m–3) Trung vị (µg.m–3) Độ lệch (µg.m–3) Benzen 1,62(0,03) 6,86(3,82) 3,79(1,84) 3,28(1,92) 1,54(1,13) Toluen 1,19(0,20) 125,3(195,4) 21,57(25,4) 7,13(4,40) 39,33(63,9) Etyl benzen 0,58(0,16) 25,12(32,6) 4,72(4,79) 2,73(1,31) 7,62(10,50) m+p-xylen 1,27(0,35) 15,23(18,1) 4,96(3,60) 4,31(1,92) 4,07(5,54) o-xylen 0,53(0,09) 4,71(5,79) 1,81(1,31) 1,67(0,90) 1,19(1,75)

* Ghi chú: Số liệu đặt trong ngoặc đơn là nồng độ các chất ơ nhiễm trong khơng khí ngồi trời.

GTLN, GTNN: lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

Vào mùa đông, trong khoảng thời gian học tập của trẻ (từ 8h – 16h), tại các phòng học, nồng độ của benzen thay đổi trong khoảng giá trị từ 1,22 – 6,01 μg.m-3, đạt giá trị trung bình là 3,51 μg.m-3. Bên cạnh đó, ban tối và ban đêm (từ 18h – 6h

ngày hơm sau) là thời điểm khơng có người làm việc và học tập tại các trường mầm non, nồng độ của benzen dao động từ 1,62 – 6,86 μg.m-3 với giá trị trung bình đạt 3,79 μg.m-3 (bảng 3.2). Điều này chứng tỏ, sự có mặt của trẻ ở trường và các hoạt động của các em trong giờ học không làm tăng nồng độ của benzen trong lớp học. Bên cạnh đó, các giá trị nồng độ benzen ngồi trời thu được thấp hơn giới hạn phơi nhiễm trong 1 giờ (22 μg.m-3) theo quy chuẩn quốc gia QCVN6:2009/BTNMT áp dụng cho khơng khí ngồi trời.

Tương tự, các giá trị nồng độ của etylbenzen và xylen trong lớp học vào khi khơng có người học có giá trị tương đương so với thời gian có trẻ em học tập, cho thấy khơng có nguồn phát thải đáng kể nào của etylbenzen và xylen từ hoạt động của trẻ. Cụ thể, vào ban ngày, nồng độ trung bình của etylbenzen và m + p - xylen và o - xylen tương ứng là 3,09 μg.m-3, 4,10 μg.m-3, và 1,79 μg.m-3 trong khi các giá trị này thu được vào ban đêm lần lượt là 4,72 μg.m-3, 4,96 μg.m-3 và 1,81 μg.m-3. Đối với toluen, giá trị nồng độ trung bình trong giờ học nhỏ hơn so với nồng độ thu được trong khoảng thời gian khơng có hoạt động của trẻ (13,71 μg.m-3

so với 21,57 μg.m-3). Điều này có thể liên quan tới việc cải tạo lại trường: sơn lại lan can bằng sắt trong trường, mua bàn ghế mới, đồ chơi mới ở trường số 08 (S8), khi nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu khí. Hoạt động tu sửa có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nồng độ toluen trong khơng khí trong nhà. Khi tiến hành loại trừ tất cả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng nguồn phát thải các chất BTEX trong không khí trong nhà tại khu vực hà nội và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người (Trang 46)